Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Tin Buồn

Tin Buồn

*Được tin :

Bà: Hồ Thị Kim Hạnh ,Pháp danh: Diệu Đức, sinh ngày 15 tháng 08 năm Canh Dần (26.9.1950) từ trần lúc 3h20, ngày 16 tháng 11 năm 2013 (nhằm ngày 14 tháng 10 năm Quý Tỵ). Hưởng Thọ: 64 tuổi.

Bà là thân mẫu của blogger Trăng Đêm (Hồ Điệp) và là nhạc mẫu của blogger Uyên Vũ (Vũ Quốc Tú)

Trong niềm tiếc thương vô hạn, câu lạc bộ bóng đá No-U SG xin được gởi lời chia buồn sâu sắc nhất đến với gia đình 2 blogger và nguyện cầu hương linh bà được về miền Cực lạc.
*Chương trình lễ tang:

Linh cữu được quàn tại tư gia số 672 An Dương Vương, phường 13, quận 6, Sài Gòn.

Lễ nhập quan: lúc 14h ngày 16/11/2013 (nhằm ngày 14/10 năm Quý Tỵ)

Lễ động quan: lúc 5h30 ngày 18/11/2013 (nhằm ngày 16/10 năm Quý Tỵ)

Linh cữu được đưa đi an táng tại nghĩa trang hoa viên Bình Dương.

Tang gia đồng kính báo.



Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Về khu “gác trọ” – Thăm lại người em , Đinh Nguyên Kha.


Gia đình và bạn bè Đinh Nguyên Kha trước trại tạm giam Long An sáng 15/11/2013.
* (Đinh Nhật Uy)-Ấp 3, Xã Mỹ Phú – Thủ Thừa – Tp. Tân An – Long An. 15 /11/ 2013.

Sáng, trời u ám... mưa lất phất, không lớn lắm, nhưng đủ làm con đường đất ngoằn nghèo trở nên lầy lội. Mẹ Liên, tay xách bịch đồ thăm nuôi, tay kẹp đôi dép, mặt ướt lấm tấm từng hạt mưa lướt vội trên con đường lầy thúc giục:“ Về thu xếp lẹ, có khách.”

7h30. Điện thoại tôi reo. “ Alo ,anh đứng trước nhà em. Một người lính già ghé thăm em, thăm Kha và gia đình”. 
Khi về đến nhà, hai anh “lính già” từng đối đầu với nhau ngoài chiến trận năm nào ngồi cặp kè nhau trên ghế đá hiên nhà, cười híp mắt. Bất ngờ đan xen hạnh phúc cùng những cái ôm vỗ vai thắm thiết của 2 ông “bạn già” mà cách đây vài ngày thì chưa quen biết.

- Cám ơn các anh.

- Cám ơn gì, thằng Kha lôi bọn anh về đây. Dẫn anh đi gặp nó, mau – Tôi cười.

9h30. Quân số đã đầy đủ, mẹ Liên thúc giục: Đi lẹ lên, thằng Kha đang trông. 5 chiếc xe máy, 10 người + đồ đạc thăm nuôi treo lỉnh kỉnh. Lên đường!

10h. Trại tạm giam công an tỉnh Long An. Như thường lệ, vẫn có vài anh an ninh làm nhiệm vụ quay phim và kiểm duyệt người vào thăm nuôi. Mẹ Liên lại bắt tay, hỏi thăm các anh thân mật:

- Chúng tôi lại làm phiền các anh.

- Nhiệm vụ thôi cô à. Hôm nay chú không đi hả cô?

- Chú bệnh rồi nên ở nhà, có bạn gái thằng Kha đi thế. – Mẹ cười

Chào hỏi xong, Mẹ Liên thoăn thoắt vào phòng làm giấy gửi quà thăm nuôi. Mọi người ngồi ghế đá nhà chờ, người đi thăm nuôi đông nghẹt. Mẹ đưa tờ giấy thăm nuôi mà công an tỉnh Long An vừa ký xác nhận cho gặp mặt Đinh Nguyên Kha. Đọc sơ, tôi thắc mắc:

- Sao tên chị Nhung lại bị gạch?

- Họ không cho con Nhung vào. Gặp mặt bên trong, chỉ gia đình mình vào thôi.

Gia đình tôi vào trong cổng trại, gửi lại điện thoại lại khu vực gửi đồ và đi vào trong. Đi cùng là một người bạn gái xinh xắn của Kha, niềm khích lệ tinh thần đáng quý.

Vào sâu trong khu trại, ngang qua dãy phòng giam tôi từng ở. Tôi chỉ mẹ Liên: 

- Khu “gác trọ” của con kìa, ở hơn 4 tháng, chưa đóng tiền nhà và điện nước.

- Đợi thằng Kha ra đi, tao quay lại thanh toán 1 lượt.-Mẹ Liên nói.

Mọi người được một trận cười nghiêng ngả trên đường đi.

Chúng tôi được gặp Kha tại phòng hỏi cung thuộc khu vực trại giam. Ngồi đợi, 5 phút sau Kha được dẫn ra cùng 3 cán bộ trại giam. Chúng tôi trò chuyện vui vẻ, thân mật, không khoảng cách và nhận được sự tôn trọng cần thiết của cán bộ trại.

Tinh thần Kha vững, sức khỏe tốt. Kha luyên thuyên hỏi thăm về gia đình, hỏi về bản thân tôi sau khi ra trại. Hỏi về đồng bào bên ngoài và nể phục tinh thấn đấu tranh của những người yêu chuộng tự do trong và ngoài nước.
*
Tôi hỏi một số thứ cần thiết:

- Em làm gì trong trại giam?

- Học luật, tố tụng hình sự và phân tích luật hình sự.

- Em biết hết mọi quyền lợi hợp pháp của người đang bị tạm giam hết chưa?

- Biết và em đã sử dụng quyền của mình trong mọi tình huống, kể cả khiếu nại tố cáo.

- Việt Nam vừa ký công ước chống tra tấn của LHQ . Trong đó ghi cụ thể rằng: Không có bất cứ trường hợp đặc biệt hay ngoại lệ nào có thể được viện dẫn để biện minh cho tra tấn và đối xử tàn nhẫn với người dân và tù nhân. Và đặc biệt hơn Việt Nam đã vào hội đồng nhân quyền LHQ. Thủ tướng đang thúc đẩy nhân quyền tích cực.

- Điều này có nghĩa như thế nào?

- Không ai có quyền đối xử tệ với em, em sẽ ra tù trong nay mai và án khủng bố phải được xếp lại.

- Em không khủng bố, phía an ninh đã cam kết đình chỉ điều tra có hiệu lực trong vòng 105 ngày. Và em sẽ không bao giờ cho mình là thằng khủng bố.

- Anh và gia đình sẽ làm mọi cách hợp pháp để thúc đẩy, triệt tiêu cái “mũ” khủng bố ,mọi người đều ủng hộ em và gia đình mình.

- Lúc ra tù, mọi người đón anh rất đông và khiêng anh lên phải không?

- Ừ, sao em biết?

- (Cười)

- Khi em ra, sẽ gấp 5 hay 10 hay 100 lần như thế.

- Cho em gửi lời thăm đến tất cả mọi người, cảm ơn mọi người.

- Giữ vững lòng tin và ý chí, em trai!

Khoảng 20 phút nói chuyện, trao đổi mọi thứ cần thiết. Chúng tôi chào tạm biệt, Kha và bạn gái có những cái ôm thẹn thùng và… hẹn gặp lại.

Bên ngoài, nắng đã lên lắp lánh xuyên qua khe cửa sổ, khuôn mặt Kha chói sáng, rạng ngời.

Một cái vỗ vai, một cái ôm tưởng như bình dị. Nhưng đối với người tù, đó lại là một liều thuốc tăng lực mạnh mẽ, vực dậy tinh thần và ý chí mãnh liệt. Tôi gọi đó là “động lực sinh tồn”, tôi đã từng như thế, tôi hiểu!

Nóng: Bà con Dương Nội biểu tình - Công an bắt bớ


Tin từ các nhà hoạt động Trương Dũng, Gió Lang Thang, Nguyễn Lân Thắng... cho biết sáng ngày 15/11/2013 bà con dân oan Dương Nội đến nộp đơn tại trụ sở tiếp công dân của văn phòng trung ương đảng. Họ diễu hành trên các tuyến phố với áo phông đỏ quen thuộc, khi đến phố Văn Miếu thì lực lượng công an đã ập vào bắt bà con lên xe, trong đó có các anh Lê Thiện Nhân, Trịnh Anh Tuấn, và Nguyễn Kim.

Bà con dân oan Dương Nội biểu tình sáng 15/11/2013.
Chúng tôi đã liên lạc được với anh Trịnh Anh Tuấn (tức facbooker Gió Lang Thang) để tìm hiểu về sự việc như sau:
*
Thưa anh, chúng tôi nhận được tin anh vừa được thả ra khỏi đồn công an Thụy Khê, anh có thể cho chúng tôi biết sự việc sáng nay như thế nào?

Sáng nay, chúng tôi gồm Nguyễn Kim, Lê Thiện Nhân và Gió Lang Thang đang uống nước ở khu vực vườn hoa Mai Xuân Thưởng thì gần đó dân oan ở Dương Nội và dân oan nhiều nơi tập trung. Sau đó, họ cho một lực lượng rất lớn công an đến bắt dân oan. Thấy chúng tôi ở đó họ liền bắt vào rồi mới bắt dân oan, mục đích của họ là không muốn chúng tôi ghi lại những hình ảnh đàn áp người dân.

Trong lúc công an bắt người có xảy ra xô xát, hay đàn áp mạnh tay không thưa anh?

Chúng tôi biết tin có một bà lão tên là Nguyễn Thị Chức bị chúng lôi kéo và ngất. Hiện tại nằm ở bệnh viện Saint Paul. Họ băt chúng tôi vào, dùng vũ lực cướp máy ảnh đồ đạc của chúng tôi. Sau khi xoá được những hình ảnh chúng tôi ghi lại về dân oan sáng nay thì họ bảo chúng tôi về.

Cảm ơn anh đã trả lời phỏng vấn.

*
Được biết sự việc ở Dương Nội bùng nổ cách đây gần 3 năm. Đó là vào tháng 3/2012, bọn cường hào ác bá địa phương đã cho hàng chục xe ủi đến tàn phá một diện tích lớn trên cánh đồng Dương Nội đang mùa thu hoạch. Độc ác hơn, bọn chúng còn phá hủy hàng trăm ngội mộ tổ tiên từ bao đời nay, đến cả ngôi mộ người mới chôn cất chưa đầy 1 năm như ngôi mộ cháu bé mới 12 tuổi bị xới tung lên khi da thịt chưa tiêu hết. Đó là nguyên cớ dẫn đến tình trạng người dân khiếu kiện kéo dài suốt gấn 3 năm nay ở các cấp từ địa phương đến trung ương.

Đầu tháng 5/2012, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận điều tra theo hướng mà người dân Dương Nội nói là "bao che cho quận Hà Đông cướp đất".

Các hộ gia đình tiếp tục đệ đơn khiếu nại từ trung tuần tháng 7/2012 tại Ban Dân nguyện Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng đến nay chưa nhận được hồi âm.

Một số hình ảnh sáng nay:

Bà cụ Nguyễn Thị Chức bị xô đẩy dẫn đến ngất xỉu nằm ở bệnh viện Saint Paul.
Hồ sơ bệnh án của bà Nguyễn Thị Chức.

Bà con Dương Nội diễu hành qua các tuyến phố.

Nguyễn Kim, Trịnh Anh Tuấn, Lê Thiện Nhân sau khi ra khỏi đồn công an.


Nguồn ảnh: Bạch Hồng Quyền, Gió Lang Thang, Phạm Quốc Bảo.

Châu Văn Thi-Tổng hợp từ Sài Gòn





Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Giờ thắp nến cầu nguyện cho người dân và đất nước Philippines


(Châu Văn Thi tổng hợp)-Giờ thắp nến cầu nguyện cho nạn nhân người Philippines bị cơn bão Hải Yến tàn phá đã diễn ra tại nhà thờ Phú Trung vào lúc 20h ngày 13/11/2013. Linh mục Chánh xứ Giuse Maria Lê Quốc Thăng chủ sự với hơn 200 người đã tập trung tại nhà nguyện trong nhà thờ Phú Trung tối 13/11 để cầu nguyện cho đất nước và người dân Philippines. Trong tâm tình hiệp thông và sẻ chia những nổi đau mất mát mà người dân Philippines đang oằn mình gánh chịu. Thông qua buổi lễ, cộng đoàn cũng quyên góp được hơn 10 triệu đồng và 100USD, một phần nhỏ nhưng chứa đựng nhiều tình cảm gửi đến người dân Philippines.
*
Mời độc giả xem một số hình ảnh và video clip được ghi lại trong buổi lễ:



Lễ cầu nguyện cho nạn nhân tại Philippines-Nhà thờ Phú Trung (phần 1)




Lễ cầu nguyện cho nạn nhân tại Philippines-Nhà thờ Phú Trung (phần 2)

Cha chủ tế Giuse Maria Lê Quốc Thăng.

Bùi Tuấn Lâm-một thành viên của lớp học XHDS đã bật khóc.

Đông đảo bạn trẻ Sài Gòn đã đến tham dự giờ thắp nến cầu nguyện.

Em bé gái cũng đến để cầu nguyện cho nạn nhân Philippines.

Toàn cảnh giờ thắp nến cầu nguyện.

*** Tin, hình ảnh, video clip được tổng hợp từ nguồn Peter Lam Bui, Paulo Thanh Nguyen, Vô Thường.

Châu Văn Thi-Tường trình từ Sài Gòn


“Quyền im lặng” nhìn từ Australia

“Quyền im lặng” nhìn từ Australia


Trụ sở Tòa án Tối cao bang New South Wales - Australia.

Chuyến bay đêm đưa chúng tôi từ TP.Hồ Chí Minh đến Australia qua cửa ngõ thành phố Sydney - thủ phủ bang New South Wales, nằm trên bờ biển Tasman phía đông của Australia đúng vào thời điểm chính giữa mùa đông.


Buổi sáng, trời lạnh dưới 10 độ C với những cơn mưa nhỏ khiến cho tầm nhìn từ trên ngọn đồi xung quanh cảng Jackson bị bao phủ bởi lớp sương mỏng, như càng tô điểm thêm sự kỳ vĩ của Nhà hát Opera Sydney vốn dĩ là tượng đài nghệ thuật của xứ sở kangaru này.

Trước khi đến Sydney, tôi được biết Australia là một nhà nước liên bang với 6 tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ, với chính phủ trung ương tại Canberra có quyền làm luật trong phạm vi các lĩnh vực cụ thể theo quy định tại Hiến pháp, trong đó có Luật Hình sự, với sự bổ sung bởi các án lệ truyền thống thừa hưởng từ nước Anh khi chiếm đóng Australia từ cuối thế kỷ 18. Những văn bản pháp luật liên bang được bổ sung bởi Luật Hình sự do chính phủ các tiểu bang và vùng lãnh thổ ban hành, quy định tội phạm và hình phạt đối với nhiều hành vi phạm tội được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của họ. Trong chuyến đi lần này, tôi cố gắng tìm hiểu ở góc độ pháp luật thực định liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa đối với người bị tình nghi phạm tội, trong đó chế định về quyền im lặng được thể hiện như thế nào…

Luật sư, công tố viên cao cấp Christopher Maxwell - người mà tôi đã gặp trong cuộc hội thảo quốc tế tại TP.Hồ Chí Minh vào tháng 3.2010 - đã đề cập đến câu cửa miệng mà mỗi điều tra viên đều phải nói ra có tính bắt buộc (tương tự như “Thông báo Milanda” nổi tiếng của Hoa Kỳ): “Anh/chị có quyền giữ im lặng và anh/chị không có nghĩa vụ phải nói bất cứ điều gì; nhưng bất cứ điều gì anh/chị nói sau đây có thể được sử dụng làm chứng cứ chống lại anh/chị”. Điều này cho thấy quyền im lặng được phổ cập tại các quốc gia theo chế độ án lệ (common law) với mô hình tố tụng tranh tụng.

Trong khi đó, ở một số mô hình khác, quyền im lặng có thể được diễn giải qua những cách thức thể hiện khác. Khoản 3 (g) Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hợp Quốc quy định, một người “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại bản thân hoặc không buộc phải khai nhận tội” thật ra cũng không hoàn toàn đồng nghĩa với quyền được im lặng vào bất cứ thời điểm nào trước khi phiên tòa bắt đầu như đã nêu trên. Khoản 3, Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự CHLB Đức quy định, dự thẩm viên phải báo cho người bị điều tra biết, nếu không được sự đồng ý của người ấy thì không thể tiến hành hỏi cung họ nếu không có sự hiện diện của luật sư. Điều 29 BLTTHS Hà Lan, Điều 64 BLTTHS Italia, Điều 198 BLTTHS Nhật Bản đều đề cập trực tiếp đến các quyền này của người bị tình nghi phạm tội. Ngay ở Việt Nam, Điều 48, 49 BLTTHS cũng đã quy định một số quyền của người bị tạm giữ, bị can sau khi bị bắt tạm giữ, tạm giam, trong đó có quyền được biết lý do của việc bắt giữ, tội danh, cũng như được giải thích quyền và nghĩa vụ trong TTHS, quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa; được nhận các quyết định tố tụng, kết luận điều tra…

Theo luật của Australia, một người bị tình nghi không có nghĩa vụ phải nói với điều tra viên về hành vi phạm tội bị cáo buộc và mọi nỗ lực của điều tra viên nhằm ép người bị tình nghi nói ra sẽ dẫn đến việc bị xét lại về giá trị pháp lý khi sử dụng một cuộc thẩm vấn như vậy trong giai đoạn truy tố sau đó. Quy định này xuất phát từ bản chất của việc truy tố tội phạm, trong đó nghĩa vụ của bên buộc tội phải chứng minh được tội phạm và bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh bất cứ điều gì. Đó là lý do tại sao các điều tra viên ở nhiều quốc gia thường cố gắng lấy lời khai từ người bị tình nghi, nhưng bước đầu tiên mà họ cần phải làm là thông báo cho người bị tình nghi biết về quyền được im lặng của người đó. Đến lượt mình, nếu người bị tình nghi đồng ý để trả lời các câu hỏi của điều tra viên sau khi một cảnh báo như vậy được đưa ra, thì việc tiến hành lấy lời khai tự nguyện của người bị tình nghi sẽ trở thành chứng cứ có giá trị để chứng minh cho vụ án và và cũng sẽ công bằng hơn cho người bị tình nghi.

Tòa án ở Australia bên cạnh việc thông báo bị cáo có quyền giữ im lặng tại phiên tòa, ví dụ như từ chối đưa ra chứng cứ làm căn cứ chứng minh có tội hoặc làm căn cứ có lợi cho bên công tố và phải được giải thích rõ ràng cho bồi thẩm đoàn, không được phép thông báo tại phiên tòa về việc bị cáo có tiền án. Điều đó có nghĩa là tòa án không biết về quá khứ không tốt đẹp hoặc những tiền án của bị cáo trong có thể làm ảnh hưởng quá trình xem xét việc bị cáo có tội hay không. Chứng cứ đó chỉ được đưa ra và sử dụng ở giai đoạn quyết định hình phạt khi bị cáo bị tuyên là có tội. Quyền này cho phép thẩm phán khi xét xử được loại trừ những chứng cứ không bảo đảm tính hợp pháp nhằm chứng minh hành vi bị coi là tội phạm.

Suy nghĩ từ những hạt nhân hợp lý trong quy định của pháp luật của các nước về quyền im lặng của người bị tình nghi phạm tội, hay việc bảo đảm quyền gặp mặt riêng tư, cũng như sự hiện diện của luật sư trong tất cả các buổi hỏi cung trong giai điều tra có ý nghĩa quan trọng trong việc tham khảo nhằm sửa đổi, bổ sung BLTTHS ở nước ta hiện nay…

Lao động cuối tuần

http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/quyen-im-lang-nhin-tu-australia/129402.bld






Thông báo của Mạng lưới blogger Việt Nam về việc Việt Nam trở thành thành viên của hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc

THÔNG BÁO CỦA MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM VỀ VIỆC VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC



*
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.

Theo nghị quyết 60/251 của UNHRC, với vai trò thành viên, quốc gia Việt Nam trong đó bao gồm cả chính quyền lẫn hơn 90 triệu công dân phải có nghĩa vụ gìn giữ những giá trị nền tảng cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng như tôn trọng những điều khoản mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết. Nghĩa vụ này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh xác nhận sau khi Việt Nam đắc cử vào UNHRC: “Thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia là thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liệp Hiệp Quốc”.

Trước sự kiện này, Mạng Lưới Blogger Việt Nam cho rằng:

Để thật sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC, Việt Nam phải thực hiện những nghĩa vụ và cam kết này bằng những hành động cụ thể và không chỉ dừng lại ở những tuyên bố của một số quan chức chính phủ. Cụ thể là Việt Nam phải:

1. Đồng ý với 7 yêu cầu từ Liên Hiệp Quốc - nhưng chưa được đáp ứng bởi chính phủ Việt Nam - để Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn đến Việt Nam điều tra những tố giác vi phạm nhân quyền.

2. Chấm dứt mọi hành vi tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá đối với mọi công dân Việt Nam như đã ký kết vào Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc vào ngày 7 tháng 11 năm 2013.

3. Trả tự do cho những công dân đang bị giam giữ chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác dựa trên những nền tảng giá trị, tiêu chuẩn phổ quát từ các công ước của Liên Hiệp Quốc.

4. Hủy bỏ những điều luật có nội dung mơ hồ và bị diễn giải tùy tiện như Điều 258, Bộ luật Hình sự với nội dung: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân...”

5. Chấm dứt tình trạng độc quyền trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, đảm bảo quyền tự do thành lập các cơ quan báo chí, cơ quan xuất bản của mọi cá nhân, tổ chức, gỡ bỏ tường lửa ngăn chặn sự truy cập của người sử dụng vào các trang mạng xã hội, đồng thời chấm dứt hiệu lực của Nghị đinh 72/2013/NĐ-CP với các nội dung siết chặt tự do biểu đạt và thông tin trên mạng.

Trong vị trí và vai trò của những công dân tự do và với quan niệm Việt Nam trở thành thành viên của UNHRC đồng nghĩa với “đất nước Việt Nam với tất cả hơn 90 triệu công dân Việt Nam” trở thành thành viên của UNHRC, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ tham gia, đóng góp vào việc gìn giữ những giá trị nền tảng cao nhất trong việc đẩy mạnh và bảo vệ nhân quyền cũng như tôn trọng những điều khoản mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết. Cụ thể là MLBVN sẽ khởi xướng và kêu gọi sự tham gia của mọi tầng lớp công dân Việt Nam cùng nhau:

1. Xuống đường công khai phổ biến các văn bản về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công Ước Chống Tra Tấn và các văn bản khác có liên quan.

2. Công khai tổ chức những buổi trao đổi hoặc cổ súy nhân quyền dưới nhiều hình thức như thảo luận nơi công cộng, dã ngoại, cà phê tuổi trẻ, đi bộ / lái xe đạp vì nhân quyền.

3. Cử đại diện đến các văn phòng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói riêng và tổ chức Liên Hiệp Quốc nói chung để đệ trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và những đề nghị, yêu cầu cải tiến để nhân dân Việt Nam thật sự được hưởng những quyền làm người phổ quát và đất nước Việt Nam thực sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC.

4. Phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân để xúc tiến xây dựng một cơ sở dữ liệu trực tuyến nhằm lưu trữ những vi phạm nhân quyền của Việt Nam để các tổ chức, cá nhân quan tâm (bao gồm cả các cơ quan chính phủ) dễ dàng tham khảo nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, đồng thời làm tròn nghĩa vụ và cam kết của một thành viên trong Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

5. Công khai và chính thức ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam vào ngày 10 tháng 12 - Ngày Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng.


Mạng Lưới Blogger Việt Nam
tuyenbo258.blogspot.com
tuyenbo258@gmail.com

http://tuyenbo258.blogspot.ca/2013/11/thong-bao-cua-mang-luoi-blogger-viet.html

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Phóng sự ảnh: Người trẻ Sài Gòn thắp nến cầu nguyện cho đất nước Philippines


(Châu Văn Thi)-Nghe tin cơn bão Haiyan tàn phá Philippines, với hơn 10,000 người chết, những bạn trẻ thành phố Sài Gòn đã hẹn nhau vào tối 12/11/2013, ở công viên Gia Định để tiến hành thắp nến cầu nguyện cho đất nước bạn. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan buổi lễ đã không diễn ra được như mong muốn, những bạn trẻ này đã phải kiếm một địa điểm khác cho buổi lễ cầu nguyện này.

Ở một quán cafe thuộc quận Gò Vấp, buổi lễ cầu nguyện đã diễn ra thật nghiêm trang và xúc động. Mỗi người, mỗi tôn giáo đều cầu nguyện theo cách riêng để hướng về đất nước và người dân Philippines. Mời các bạn cùng xem phóng sự ảnh đặc biệt và những đoạn video ghi lại buổi lễ này.(Châu Văn Thi)-Nghe tin cơn bão Haiyan tàn phá Philippines, với hơn 10,000 người chết, những bạn trẻ thành phố Sài Gòn đã hẹn nhau vào tối 12/11/2013, ở công viên Gia Định để tiến hành thắp nến cầu nguyện cho đất nước bạn. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan buổi lễ đã không diễn ra được như mong muốn, những bạn trẻ này đã phải kiếm một địa điểm khác cho buổi lễ cầu nguyện.
*
 Mời các bạn cùng xem phóng sự ảnh đặc biệt và những đoạn video ghi lại buổi lễ này:

Buổi lễ cầu nguyện đã diễn ra một cách trang nghiêm .
.
Những ngọn nến trắng được thắp lên là những lời cầu nguyện chân thành đến với nhân dân Philippines.

Nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm và Nguyễn Hoàng Vi cùng nhau thắp nến.

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Hoàng Vi cho biết: cô đã rất xúc động.

Dâng lời cầu nguyện.

Thành tâm hướng về đất nước Philippines.
Có khoảng 10 bạn trẻ đã tham dự buổi lễ này. (Một số người không lên hình).
Video: Buổi lễ cầu nguyện cho đất nước Philippines-Phần 1


Video: Buổi lễ cầu nguyện cho đất nước Philippines-Phần 2


Video: Buổi lễ cầu nguyện cho đất nước Philippines-Phần 3

Châu Văn Thi-Tường trình từ Sài Gòn.

Đinh Nhật Uy nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm

(Châu Văn Thi)-Chiều ngày 11/11/2013, cô Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Uy Kha thông báo về việc buổi sáng cùng ngày, anh Đinh Nhật Uy đã tới tòa án nhân dân tỉnh Long An để nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của tòa án đối với anh. Được biết trước đó ngày 29/10/2013, nhà cầm quyền Việt Nam đã đưa vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, quyền lợi ích hợp pháp của nhà nước" ra trước tòa án nhân dân tỉnh Long An, kết quả bản án đã công bố là 1 năm 3 tháng tù treo và 1 năm quản chế dành cho Đinh Nhật Uy. Phóng viên lề dân đã liên lạc được với anh để tìm hiểu rõ hơn về việc này.



Anh Đinh Nhật Uy vào tòa án để nộp đơn.
 Nguồn: facebook KimLien Mẹ UyKha


*
Chào anh Đinh Nhật Uy, tôi là phóng viên báo lề dân, được biết tin anh vừa nộp đơn kháng cáo lên tòa án nhân dân tỉnh Long An, anh có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này?

Ngày hôm nay tôi cùng mẹ là Kim Liên đã đến tòa án nhân dân tỉnh Long An để nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm dành cho tôi. Tôi kháng cáo đơn giản bởi vì tôi vô tội, điều này thì hầu như tất cả người dân đều nhận thấy được, tôi xin phép không giải thích gì thêm.
Theo hướng dẫn ghi trên tường, tôi vào gặp chuyên viên nhận hồ sơ tên Trần Văn Thượng. Sau khi anh này xem đơn xong thì hướng dẫn tôi lên Tòa Hình Sự lầu 1 gặp thư ký phiên tòa. Tôi lên lầu 1 gặp ông Trần Lăng Tĩnh nộp đơn. Sau 1 hồi xem xét. ông Tĩnh ký nháy vào đơn rồi hướng dẫn tôi xuống lầu 1 gặp lại ông Thượng để lấy biên nhận. Tôi nộp 2 đơn: 1 đơn kháng cáo và 1 đơn đề nghị chỉnh sửa bản án. Trong giấy biên nhận, ông Thượng ghi chi tiết từng loại đơn và ngày nhận, nhưng trong đó tôi không thấy ngày hẹn giải quyết và cũng không nghe nói ngày giải quyết.



Biên nhận của tòa án nhân dân tỉnh Long An.
Nguồn: Facebook KimLien Mẹ UyKha

Anh có thể cho quý độc giả biết anh có hy vọng gì ở phiên tòa sắp tới và anh có nhắn nhủ gì với những người yêu mến anh, cũng như những người yêu chuộng công lý-hòa bình?

Trong phiên phúc thẩm sắp tới, tôi hy vọng rằng tòa án tối cao có một cái nhìn mới hơn, tích cực hơn về QUYỀN CON NGƯỜI. Cụ thể là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và điều 258 áp đặt cho tôi trong hoàn cảnh này là không hợp lý. Nếu bản án theo điều 258 dành cho tôi có hiệu lực, nó cũng sẽ là bản án chung cho cộng đồng facebooker và blogger Việt Nam, và tôi nghĩ những người yêu chuộng sự tự do, công lý hòa bình đều không mong muốn nó diễn ra như vậy. Tôi hy vọng các bạn sẽ đồng hành cùng tôi trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới.

Cảm ơn anh đã dành cho phóng viên lề dân cuộc phỏng vấn này và tôi hy vọng tòa phúc thẩm sẽ xử trắng án cho anh!

Châu Văn Thi-Tường trình từ Sài Gòn

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

LETTER OF CONDOLENCES FOR FILIPPINO VICTIMS


November 11, 2013

Dear friends,

We are attendants of an internship course on civil society held in the Philippines from September 23 to October 3, 2013. We are writing to express our deepest sympathy to the Filipino people, especially the bereaved families of the victims in the Haiyan typhoon.

These days in Vietnam, Haiyan generated intense media interest. At least 10,000 people were killed and the damage is yet estimated. Watching photos and videos of the devastation in Tacloban city, we could not hold back our feelings and tears. Even the most imaginative person cannot imagine the destruction caused by the super typhoon. The Philippines may be the most disaster-prone country, and it is our great luck that typhoons usually abate when they reach Vietnam after sweeping the Philippines! Because you have suffered for us successive tropical cyclones! You were such a heroic people when you overthrew the Marcos dictatorship to establish democracy, when you took the “giant” China to international tribunal. However, facing the anger of the gods, we know all of us must be submissive.

During our two weeks in the Philippines, we learnt a great deal about civil society, for which we are grateful to you, the peaceful Filipino people. The Vietnamese diaspora are also grateful to you, who have sheltered our people on their journey to shores of freedom.

We have friends working in charitable NGOs, and we know you are in urgent need of support from people all over the world. On November 10, the Vietnamese government provided an emergency aid of US$ 100,000 for the Philippines, but this is too little in compared to the damage you are suffering from. 

We are calling on the Vietnamese people in every part of the world to help the Filipino overcome these pains and losses. There's a Vietnamese saying, “one piece of food while hungry equals a big basket of food while full.” We will do whatever we can to support you, including praying for you everyday.

Attendants of the training,

(signed)

Donations kindly be made to:

Name: Asian Bridge Philippines NGO Center, Inc.
Account no: 654 00 34 716
Swift code: BNORPHMM
Name of Bank: BDO
Address: Isidora Hills Branch, Manila, Philippines

Thư ngỏ gửi nhân dân Philippines


Việt Nam, ngày 11 tháng 11 năm 2013

Chúng tôi, những thành viên của lớp học Xã hội dân sự ở Phillippines 23/9/2013-3/10/2013, xin được gởi lời chia buồn sâu sắc nhất đến nhân dân Philippines, tới những thân nhân của những người không may bị thương, thiệt mạng.

Những ngày này ở Việt Nam, tin tức từ Philippines dồn dập báo tin về siêu bão Hải Yến, số người thiệt mạng theo thống kê là gần 10,000 người, còn số thiệt hại về vật chất là chưa thể đo đếm được... Xem những tấm ảnh, những đoạn video về cảnh hoang tàn ở thành phố Tacloban chúng tôi đã không kìm được cảm xúc, có người đã khóc. Có nằm mơ thì người giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể nghĩ ra mức độ tàn phá của siêu bão Hải Yến là lớn cỡ nào. Philippines có lẽ là đất nước phải chịu nhiều cơn bão nhất, và sự may mắn hơn cho dân tộc chúng tôi, khi mà bão qua Philippines đã giảm bớt cường độ! Các bạn đã hứng chịu giùm chúng tôi, những đợt cuồng phong liên tiếp. Các bạn là một dân tộc thật anh hùng khi đã đánh đổ chế độ độc tài Marcos để thiết lập một thể chế dân chủ, các bạn còn dám đưa cả "người khổng lồ" Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế, tuy nhiên trước cơn thịnh nộ của đất trời thì chúng tôi biết sức người của các bạn cũng phải chịu thua.

Khi ở Philippines 2 tuần, chúng tôi học được rất nhiều điều về Xã hội dân sự, chúng tôi mang ơn các bạn, những người dân hiền hòa của đất nước Philippines. Kiều bào Việt Nam trên khắp thế giới mang ơn các bạn, các bạn đã cưu mang đồng bào chúng tôi ở các trại tỵ nạn, để những người Viêt Nam đến được bến bờ tự do. Chúng tôi may mắn quen biết những người bạn làm cho các tổ chức phi chính phủ chuyên giúp đỡ việc thiện nguyện và tôi biết các bạn đang rất cần sự giúp đỡ của tất cả những người dân trên khắp thế giới. Hôm qua, chính phủ Việt Nam đã viện trợ khẩn cấp cho các bạn 100,000 USD, nhưng như thế là vẫn chưa thấm vào đâu với những tổn thất mà các bạn phải hứng chịu.

Chúng tôi kêu gọi sự trợ giúp từ các đồng bào Việt Nam trên khắp thế giới hãy giúp đỡ họ, giúp đỡ nhân dân Philippines vượt qua nỗi đau này. Việt Nam chúng tôi có câu ca dao: "Một miếng khi đói, bằng một gói khi no", chúng tôi sẽ làm hết sức để giúp các bạn kể cả việc sẽ cầu nguyện cho đất nước các bạn hàng ngày.

Ký tên: Những thành viên của lớp học Xã hội dân sự

Mọi đóng góp xin gởi về:

Name: Asian Bridge Philippines NGO Center, Inc.
Account no: 654 00 34 716
Swift code: BNORPHMM
Name of Bank: BDO
Address: Isidora Hills Branch, Manila, Philippines

--------------------------------------------------





Chuyện vui bên lề phiên xử Đinh Nhật Uy 29/10/2013

(Lưu Trọng Kiệt)-Chuyện vui có thật

Ngày 29/10/2013, sau trận thử lửa với côn an, bầm dập mặt mũi máu me tè le... mình được đưa vào phòng làm việc găp một viên đại úy, và anh ta tiến hành lâp biên bản:

Đai Úy: Anh cho biết anh ở đâu, tới Long An có việc gì ?

Kiệt: Tôi ở SG tới Long An buôn đồ cổ, nghe nói hôm nay có 1 cuộc xử án công khai môt người yêu nước, tôi ghé coi công khai là như thế nào...?

Đai Úy: Anh buôn đồ cổ cụ thể những thứ gì ?

Kiệt: Buôn đồ cổ chiến tranh, ba lô, nón sắt, giầy dép, bi đông nước...

Đại Úy: Anh có mua được súng không ?

Kiệt: Dạ có.

Đại Úy: Mấy khẩu..?

Kiêt: 4 khẩu.

Đai Úy: Anh có bán không ?

Kiệt: Có bán (mua bán mà anh)

Đại Úy: Anh bán bao nhiêu 4 khẩu súng ấy ?

Kiệt: Mua 8 triệu, bán 10 triệu kiếm lời 2 triệu uống cafe thôi.

Đại Úy: Anh đợi tôi một chút 

*
Viên đai úy đứng dậy đi ra ngoài 15 phút, khi quay vào thì có thêm môt thiếu tá. Thiếu ta cầm theo chai nước...


Thiếu Tá: Mời anh uống nước rồi mình nói chuyên hén!
Kiệt: Tôi cầm chai nước lên làm một phát hết nửa chai...

Thiếu Tá: Nghe nói anh có 4 cây súng muốn bán hả? Súng lớn hay súng nhỏ ?

Kiệt: Dạ, 4 cây súng lớn, bán 10 triệu.

Thiếu Tá: Anh có bớt không...? Chúng tôi sẽ mua 4 cây đó!

Kiêt: Chắc giá 1 đồng không bớt.

Thiếu Tá: Đứng lên ra cửa, móc điện thoại, xí sô...xí sào...một hồi quay lại...

Thiếu Tá: Chúng tôi đồng ý mua...hiện giờ ở đâu...?

Kiệt: Dạ thưa 4 cây súng Thần Công ấy để ở bến Bạch Đằng SG ạ!
Đai Úy: ????????? zì.zậy.trời!!!!!!

Lúc ấy mình đả cởi nút áo sơmi ra. lòi áo thun có in chữ Đinh Nhât Uy. Thiếu tá mặt đỏ lên, quay lại nhìn viên đai úy nói:
-Đm xé bỏ biên bản đi...đồng bọn nó ngoài kia kìa (ở ngoài nhà giữ xe đã có mặt các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền gồm: chị KimLiên, Hoàng Vi, Hành Nhân, Thạch Thảo...) cho ra ngoài đó mau!


Kiêt tôi đứng lên đi ra khỏi phòng, lại cùng Anh chị em tiếp tục đấu tranh.




Theo facebook Trong Kiet Luu

No-U SG giao hữu 9/11/2013

(Châu Văn Thi)-Lúc 19h30 phút ngày 8/11/2013, tại sân bóng trường Nguyễn Thượng Hiền, đội bóng No-U SG ra sân giao hữu với câu lạc bộ Giày đá bóng. Nói thêm về Giày đá bóng là đội đến từ Phan Thiết, trong đội hình có cầu thủ đến từ đội Futsal của quốc gia.

Như thường lệ, thủ môn Đinh Nhật Uy là người bắt chính của No-U SG, anh đã có những pha cứu thua xuất sắc tuy nhiên vẫn chưa tìm được cảm giác bóng nên đã để lọt lưới đến 8 bàn. Kết quả chung cuộc là 8-4 với phần thắng nghiêng về Giày đá bóng.

Các cầu thủ ngày hôm nay như: Bách Việt, Hành Nhân, Lee Nguyễn, Bạch Hồng Quyền, Huỳnh Quốc, Dan Nguyen, Vô Thường, Đinh Nhật Uy... đã cống hiến một trận đấu đẹp đầy tinh thần fairplay. Các cổ động viên đến sân đông với các tràng pháo tay liên tục làm cho tinh thần No-U lên cao!

Xin mời các bạn theo dõi clip trận đấu và những hình ảnh đẹp.

No-U SG ra sân với màu áo sọc đen trắng quen thuộc.



Video một vài pha bóng trong trận giao hữu tối 9/11 

Các phóng viên lề dân tác nghiệp.

Xem lại thành quả của mình.

Blogger Huỳnh Công Thuận đang tập trung tác nghiệp.

Một pha cứu thua của thủ thành Vinh Le.




Cổ động viên nhiệt thành của No-U SG.

Thủ môn đội bạn trong trận này khá rảnh rang.

Thủ môn dự bị Vô Thường.

Đâu đó thấp thoáng áo thun Quyền con người.

Rất đông cổ động viên đã đến sân ủng hộ.

Thủ môn Đinh Nhật Uy sau khi bị thay ra sân






Những người bạn No-U SG với những chiếc áo Quyền con người.




Bà bầu của No-U SG

Châu Văn Thi-Tường trình từ Sài Gòn