Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

BAUXITE TÂY NGUYÊN: (KỲ II) NHÀ MÁY NHÂN CƠ - NHỮNG DẤU HIỆU CÁI CHẾT ĐƯỢC BÁO TRƯỚC


(Nhất Nam)- Trong kỳ trước, tôi đã tóm tắt diễn biến hình thành Dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên sau chuyến đi thực địa. Tạm bỏ qua những nội dung phản biện liên quan đến toàn bộ dự án mà trang Bauxite Việt Nam của nhóm 72 nhân sĩ trí thứcđã đăng tải rất đầy đủ. Giờ đây dự án đã cho ra đời nhà máy Tân Rai đi vào hoạt động. Nhà máy Nhân Cơ đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, thể hiện ở việc chính phủ và chủ đầu tư là Tập đoàn Than - Khoáng Việt loay hoay tìm lối thoát cho sự thua lỗ của nhà máy Tân Rai: phiên bản thử nghiệm đã ngốn sạch gói 20 tỷ USD từ Trung Quốc.

Để lâp liếm cho sự thua lỗ của Dự án, người ta đã đưa ra hàng loạt cái gọi là "giải pháp":

- Miễn thuế xuất khẩu cho TKV với lý do: là Dự án đặc biệt và lập lờ giữa sản phẩm quặng thô và kim loại thành phẩm! Trong khi đó, theo Luật khoáng sản thì mức thuế ưu đãi nhất là 5% đối với sản phẩm hoàn chỉnh và 25% đối với sản phẩm thô. Alumine của Tân Rai (và cả Nhân Cơ sau này) là quặng Nhôm sơ chế (để sử dụng phải luyện lại mới cho ra Nhôm tinh chế).

- Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế và nguồn vốn đầu tư ưu đãi đặc biệt, cho phép dự án được miễn thuế lên tới hàng chục năm, chi phí tài chính gần như bằng 0 trong thời gian chưa hoàn vốn.

- Hoạch toán chi phí điện, nước với giá ưu đãi đặc biệt...

Những chính sách trên dù được tô vẽ bằng cách ra vẻ "nâng lên đặt xuống" từ Chính phủ tới QH, nhưng thực chất phơi bày rất rõ rằng: Tất cả chỉ là để bù lỗ !

+ Về ưu đãi thuế: Số tiền thất thoát từ dự án chỉ tính riêng thời gian lỗ (theo tính toán của dự án) lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Trong khi đó những dự án thủy điện, khai thác tài nguyên khác không có.
Rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển hiệu quả thực tiễn hơn cho toàn xã hội, chi phí đầu tư rất thấp.. thì bị rút ưu đãi mà lĩnh vực ngành nghề tư vấn, giáo dục, y tế, môi trường.. là những ví dụ.

+ Miễn, giảm chi phí điện nước, xăng dầu, thuế thu nhập... cho dự án, trong khi thực tế chi phí việc sử dụng điện nước sinh hoạt, xăng dầu của người dân lại liên tục tăng. Tất cả các khoản tiền khổng lồ trên được lấy từ túi tiền eo hẹp của dân để bù vào. Tuy nhiên vấn đề bù lỗ thời gian 13 năm tới như dự kiến không đơn giản chỉ là "hỗ trợ", vì dù có hỗ trợ qua 13 năm sau thì bấy nhiêu vẫn chưa đủ(!)

Việc khai thác và xuất khẩu Alumine từ dự án này đang tiếp tục đối mặt những dấu hiệu gia tăng khoản lỗ kéo dài, từ việc đội chi phí lên trong dự án xây dựng tuyến đường vận chuyển tới nay vẫn chưa xác định rõ ràng: Đường bộ hay đường sắt hoặc cả hai đều trong trạng thái nửa vời! Giá cả Alumine thô xuất khẩu phập phù và hiện luôn đang đi xuống chứ không có dấu hiệu dừng lại. Chi phí nhân công và các mặt khác liên quan đều tăng do lạm phát chưa có giải pháp ổn định hữu hiệu.
*
Một phép tính đơn giản cũng đủ cho thấy:

- Gói 20 tỷ USD liên quan việc đối phó khủng khoảng nhỏ hơn cả các khoản thất thoát từ riêng dự án này. 

- Các khoản lỗ gia tăng cùng với nền kinh tế xuống dốc chưa chịu dừng.

Vậy tại sao đến giờ này vẫn chưa khai tử Dự án nhà máy Nhân Cơ?
*
Tất cả những vướng mắc trên sẽ là nút thắt khai tử Dự án nhà máy Nhân Cơ trong thời gian tới. Việc quyết định khai tử sớm ngày nào sẽ giúp Chính phủ sớm thoát khỏi vũng lầy của dự án này ngày ấy.

Những cái chết của những án tù dành cho những người phản đối khai thác Bauxite Tây Nguyên chưa phải là lớn nếu so với cái chết dần, chết mòn vì nợ nần chồng chất lên hơn 90 triệu dân từ những hậu quả sai lầm!

BAUXITE TÂY NGUYÊN (Kỳ I)- KHÔNG CHỈ LÀ THUA LỖ !

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Làn sóng đòi ly khai liệu có xảy ra ở Việt Nam?

(Châu Văn Thi)- Ngày 26/3/2014 báo Thanh niên online giật tít: Hàng chục ngàn người Alaska (Mỹ) muốn nhập lại vào Nga. Bài báo cho biết hơn 22.000 người ở Alaska đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi tách bang Alaska khỏi Mỹ để tái thống nhất với Nga, theo hãng tin Nga RIA Novosti ngày 25.3.

Kiến nghị trên, đăng trên website của Nhà Trắng, được lập vào ngày 21.3. Nếu kiến nghị này thu hút được 100.000 chữ ký trong vòng một tháng, chính quyền ông Obama sẽ buộc phải phản hồi kiến nghị này theo đúng quy định.

Kiến nghị có tên gọi “Alaska về lại nước Nga” này khuyến khích một cuộc ly khai, viện dẫn những chuyến đi trong lịch sử của các nhà thám hiểm Nga đến Alaska, cũng như việc người Siberia từng đặt chân đến Alaska từ cách đây hơn 10.000 năm.



Lịch sử Alaska


Bản đồ Alaska tô đỏ.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

- Nhiều dân tộc bản địa chiếm giữ Alaska trong hàng nghìn năm trước khi những người châu Âu tiếp cận khu vực này. 
-  21/8/1732, tàu St.Gabriel của người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Alaska được biết đến rộng rãi.

- Từ năm 1774 đến năm 1800, Phó vương quốc Tân Tây Ban Nha cử một vài đoàn thám hiển đến Alaska để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ đối với vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. 

- Năm 1789, một điểm định cư và pháo đài của người Tây Ban Nha được xây dựng tại Nootka Sound. Các đoàn thám hiểm này đặt tên cho các địa điểm như Valdez, Bucareli Sound, và Cordova. Sau đó, Công ty Nga-Mỹ tiến hành một chương trình thuộc địa hóa mở rộng trong giai đoạn từ đầu đến giữa thế kỷ 19.

- Sitka, được đổi tên thành New Archangel từ năm 1804 đến năm 1867, trên đảo Baranof tại quần đảo Alexander tại nơi mà nay là Đông Nam Alaska, trở thành thủ phủ của châu Mỹ thuộc Nga. Nơi này vẫn đóng vai trò là thủ phủ sau khi thuộc địa được chuyển giao cho Hoa Kỳ. Người Nga chưa từng thuộc địa hóa hoàn toàn Alaska, và thuộc địa chưa từng sinh lời rất cao. Bằng chứng về các điểm định cư của người Nga tồn tại trong các địa danh và nhà thờ còn lại trên khắp vùng Đông Nam Alaska.

- Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ William H. Seward đàm phán để mua Alaska từ người Nga vào năm 1867 với giá 7,2 triệu đô la Mỹ. Ban đầu, quân đội quản lý Alaska một cách lóng lẻo, và sau đó vùng đất này được quản lý như một quận bắt đầu từ năm 1884, thống đốc Alaska do Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm. Một chính quyền quận liên bang có trụ sở tại Sitka.

- Hầu hết thập niên đầu tiên Alaska nằm dưới chủ quyền của Hoa Kỳ, Sitka là cộng đồng duy nhất có những người định cư Mỹ. Họ tổ chức một "chính quyền thành phố lâm thời," là chính quyền đô thị đầu tiên của Alaska, song không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Pháp luật cho phép các cộng đồng tại Alaska được hợp nhất một cách hợp pháp thành thành phố từ năm 1900, và chế độ địa phương cho các thành phố hết sức hạn chế hoặc không có cho đến khi Alaska trở thành bang vào năm 1959.

Làn sóng đòi ly khai khởi phát

Trước Alaska, Crimea - lãnh thổ tự trị thuộc Ukraine đã trưng cầu dân ý vào ngày 16.3 để sát nhập vào Nga. Kết quả 95% người dân Crimea đồng ý đã là một hồi chuông báo động với các vùng lãnh thổ mang tính lịch sử trên thế giới. Ukraine dưới sự bảo trợ của Mỹ và EU đã phủ quyết việc trưng cầu dân ý này và gọi nó là "vi hiến", trong khi đó tổng thống Nga Putin đồng tình với việc sát nhập này.
Làn sóng đòi ly khai của các vùng lãnh thổ, mang nặng mùi KGB, cơ quan tình báo thuộc Nga mà trước đây ông Putin là một trung tá xuất sắc. Putin đã rất thành công khi đưa các lính không phiên hiệu chiếm giữ các vị trí trọng yếu của Crimea trước khi tiến hành cuộc "trưng cầu dân ý". 

"Theo Interfax ngày 25/3, đảng Dân chủ Tự do Nga đã gửi đề nghị tới chính quyền Ba Lan, Romania và Hungary khuyến khích các nước này đòi lại "phần lãnh thổ của mình" ở phía Tây Ukraine.

Tuyên bố cho rằng Chernivtsi của Ukraine vốn thuộc Romania, Transcarpathian có nguồn gốc là một phần của Hungary, và năm khu vực khác gồm Volyn, Lviv, Ternopil, Ivano-Frankivsk và Rivne là của Ba Lan. 

Báo cáo cho hay, các vùng đất này đã được sáp nhập vào Liên bang Xô Viết trong đêm trước chiến tranh để bảo vệ đất nước cùng các đồng minh của mình. Tuy nhiên, sau khi Ukraine tách khỏi Nga, các vùng đất này đã trở thành một phần của Ukraine". Theo GDVN

Liệu có xảy ra ở Việt Nam?

Hiện nay có rất nhiều vùng lãnh thổ của thế giới trước đây là của nước này hay nước khác, việc làn sóng đòi ly khai nổ ra khiến nhiều nước lo ngại, nhưng chỉ có ở Việt Nam là dửng dưng. Khoan nói tới việc có "bán nước" hay không, việc các báo lề đảng ở Việt Nam đưa tin theo kiểu đồng tình với người Crimea là một mối nguy hiểm tiềm tàng cho các vùng lãnh thổ có tính lịch sử của Việt Nam. Chưa kể các trang blog theo kiểu "Dư luận viên" liên tục khuyến khích việc ly khai và nói việc này có tính "chính đáng".

Việt Nam là một đất nước hợp thành từ nhiều vương quốc trong suốt chiều dài lịch sử của mình như Chiêm Thành, Chân Lạp, người Thượng ở Tây Nguyên... 
Tháng 2/2001 và ngày 10/4/2004, người Thượng ở Tây Nguyên nổi dậy đòi ly khai, đòi đuổi người Kinh ra khỏi vùng đất của họ nhưng đã bị đàn áp và dập tắt nhanh chóng. Nếu họ dựa vào cớ Crimea, Alaska đòi ly khai và họ tổ chức lấy kiến nghị một cách hợp pháp thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẽ tính sao? Chưa kể các vùng đất Tây Nguyên, Vũng Áng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương,.. đã có các khu phố Tàu, người Tàu đã lấy vợ và sinh con ở đây. Điều gì sẽ xảy ra nếu lực lượng này nổi dậy đòi ly khai?


Đảo Phú Quốc cũng là một tiềm tàng sự nguy hiểm khi mới đây đảng đối lập Campuchia đã lên tiếng đòi lại hòn đảo này và tố Việt Nam "ăn cướp".



Có người còn lạc quan tếu trên facebook rằng: "Nên có một cuộc bỏ phiếu bằng chân, trả lại miền Nam Việt Nam cho chế độ Tự Do Dân Chủ Cộng Hòa, không cộng sản. Để thế giới có thêm một Nam Bắc Hàn thứ hai. Nếu có cuộc bỏ phiếu này chắc chắn người dân miền Bắc sẽ làm một cuộc di tản vĩ đại. Những người nào yêu cộng sản thì về Bắc. Những người nào yêu Tự Do thì vào Nam vậy."

Nước Việt Nam chia làm đôi từ vĩ tuyến 17, năm 1954 sau hiệp định Genève, tại Thụy Sỹ. Năm 1974, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Năm 1975, đất nước thống nhất nhưng nhân dân đã trả một cái giá quá đắt là hàng triệu người của cả hai bên phải "nằm xuống", hàng triệu đồng bào phải bỏ mạng ngoài khơi những năm sau đó... Năm 1979, Trung Quốc đánh các tỉnh biên giới phía Bắc. Năm 1988, Trung Quốc chiếm một số đảo thuộc Trường Sa. Liệt kê trên cho ta thấy âm mưu bành trướng của Bắc Kinh là to lớn và sẽ không bao giờ từ bỏ, vì vậy chúng ta phải tích cực đấu tranh với những luận điệu ủng hộ cuộc tiến công quân sự vào Crimea của Nga, hay sau này là "trưng cầu dân ý" sát nhập vào Nga, hay đòi ly khai của Alaska. Luận điệu này cần phải được bác bỏ và khẳng định đó là những lời của những kẻ "bán nước" cho Trung quốc. Trước sự việc xảy ra ở Crimea, Trung quốc chọn cho mình một thái độ khôn ngoan đó là im lặng, thế thì hà cớ gì đội ngũ Dư luận viên lại ủng hộ? Rồi đây người đời sẽ nguyền rủa những tên này khi tiếp tục một phần lãnh thổ nào đó của Việt Nam rơi vào tay "người láng giềng tốt". Hãy chờ xem!

"Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta"


(Châu Văn Thi)- Tin mừng (Mc 9,40)

Lời Chúa lại dạy người đời đừng có đầu óc bè phái cục bộ, chỉ biết đến nhóm mình, phe mình và loại trừ những người không thuộc phe nhóm của mình. Ðoàn kết trong nội bộ là tốt, nhưng kỳ thị và loại trừ những người khác thì là xấu.

Khi ấy có một số người không thuộc nhóm 12 tông đồ. Họ thấy Ðức Giêsu làm nhiều phép lạ, rồi họ thấy các tông đồ tuy không phải là Chúa nhưng nhờ danh Chúa mà cũng làm phép lạ được. Thế là họ cũng nhân danh Ðức Giêsu và họ cũng làm được một số phép lạ. Thấy vậy, tông đồ Gioan bực tức, đã ngăn cấm họ và báo cáo lại cho Ðức Giêsu biết. Gioan tưởng cấm như vậy là đúng, bởi vì những người đó không phải là tông đồ Chúa cho nên họ không có quyền nhân danh Chúa mà làm phép lạ. Nhưng Ðức Giêsu bảo đừng ngăn cấm họ. Chúa nói "Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta".

*

Cũng vậy, khi nhà hoạt động vì quyền con người Bùi Thị Minh Hằng tham gia đấu tranh, một số vị cho rằng cần phải loại cô Hằng ra khỏi hàng ngũ đấu tranh vì cách mà cô làm không hợp. Giá như họ biết được cô Hằng nhiều lúc âm thầm đi phát những cuốn cẩm nang nhân quyền cho người dân và là điểm tựa "không nhỏ" cho những người dân oan. Cô Hằng hoạt động không mệt mỏi từ Nam ra Bắc, lúc thấy cô tham gia phiên tòa Lê Quốc Quân tại Hà Nội, lúc lại thấy cô xuống chùa Quang Minh Tự ở tận miệt An Giang ăn cơm cùng các tín đồ PGHH... Blog danoanbuihang.blogspot.com cũng là một địa chỉ không thể thiếu cho những dân oan mất đất, mất nhà. Cô Hằng không làm hại phương hại tới những người được cho là có học thức, cũng không chống lại những giá trị phổ quát về nhân quyền, vậy tại sao các vị lại muốn đào thải cô Hằng?!

*

Cũng thế, khi nhà hoạt động vì quyền con người Bùi Thị Minh Hằng bị "sa lưới" ở Lấp Vò, Đồng Tháp thì bạn bè của cô liên tục lên tiếng, thúc ép nhà cầm quyền phải thả cô vì đây là hành động bắt người trái pháp luật. Nhà cầm quyền chỉ tung được một đoạn video clip vô thưởng vô phạt, cùng những bài viết bôi nhọ danh tính cá nhân, bới móc đời tư... Đúng lúc này lại có ý kiến cho rằng ai không lên tiếng cho cô Hằng thì nên loại những người này ra hàng ngũ đấu tranh. Thiết nghĩ việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, chủ quyền biển đảo... là việc làm tự nguyện, không ai lôi kéo, không ai bắt buộc bạn phải tham gia. Mỗi người mỗi việc, điều cần thiết là làm sao cho nhà cầm quyền phải công nhận những giá trị phổ quát về nhân quyền mà nhân dân đáng được hưởng, từ đó tiến tới việc thực hiện tiến trình dân chủ hóa đất nước. Đất nước có thể có dân chủ nhưng còn có vi phạm nhân quyền, đất nước tôn trọng nhân quyền thì ắt phải có dân chủ! Điều cốt lõi ở đây là chúng ta đều có một mục tiêu chung, thì bạn đi con đường nào cũng đều là tốt, nhưng nhất thiết đừng xâm hại lẫn nhau!

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

BAUXITE TÂY NGUYÊN (Kỳ I)- KHÔNG CHỈ LÀ THUA LỖ !

(Nhất Nam)- Cách đây hơn 10 năm. Cuộc tranh cãi về Dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên của Việt Nam từng có một khởi đầu khá khoa học: Chính phủ VN từng mở nhiều hội thảo để tham vấn nhiều tổ chức, chuyên gia nước ngoài. Trong đó có thể kể đến nhiều gương mặt của nhiều nước: Nhật, Đức, Đan Mạch, Pháp, Liên Xô..

Cố đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời từng kiến nghị dừng các dự án Bauxite Tây Nguyên.
Trong đó đáng quan tâm nhất là Chương trình Hợp tác Xô - Việt của Tổ chức COMECON. Khi đó, COMECON từng khuyến cáo VN không nên khai thác Bauxite ở Tây Nguyện, họ đã chỉ ra rằng: Dùng tiền đầu tư cho cà phê, tiêu, điều... còn có lời hơn ! Sau vài năm tạm lắng, nhất là sau ý kiến của ông Nguyễn Tấn Dũng lúc đang còn là Phó thủ tướng rằng "không khai thác Bô-xít Tây Nguyên". Những tưởng Chính phủ VN đã lựa chọn được bài toán đúng sai. Không ngờ bất chấp các cảnh báo của các chuyên gia cả trong và ngoài nước, nhằm dọn đường cho khai thác Bauxite, kế hoạch tách, thành lập Tỉnh Đăk Nông ra đời, cùng với đó hàng loạt các quyết định để guồng máy của Dự án hàng chục tỷ dolar khởi động.

Tuyên bố trong thông cáo chung Việt - Trung của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh năm 2008 là phát súng khởi động chính thức quyết định chặn con đường lui của Dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên. Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, đánh giá tình hình thực tế dễ dàng nhận ra Chính quyền VN đã đổi lấy gói cứu trợ 20 tỷ USD từ Trung Quốc để đối phó với cuộc khủng khoảng kinh tế đang trên đà xuống dốc với tốc độ siêu âm, bằng những dự án, hiệp định thương mại.. mà trong đó Dự án này là một trong những dự án chính.

Việc khởi động dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên đã thổi bùng một phong trào phản đối trong giới trí thức, chuyên gia, doanh nhân giàu kinh nghiệm và am hiểu kinh tế, quân sự.v.v. Trang mạng Bauxite Việt Nam do nhóm nhân sĩ trí thức ra đời.

Nhiều phong trào phản đối Bauxite Tây Nguyên đươc phát động.
Để đối phó với sự phản đối này, các gương mặt công thần đình đám như Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tường Lê Văn Cương, Tướng Đồng Sĩ Nguyên... lần lượt được "nghỉ hưu" hoàn toàn, rút khỏi những vai trò khả dĩ còn chút ảnh hưởng tới nhà nước. Một số nhân sĩ phản đối Dự án bị trấn áp bằng nhiều hình thức, điển hình là Viện IDS (trong đó có nhiều thành viên nhóm 72 trí thức hàng đầu VN) bị buộc giải thể vì "không thể hoạt động". Nhà giáo Đinh Đăng Định cùng một số người khác bị bắt và xử tù tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước"... Sau mấy năm triển khai, nhà máy Alumin Tân Rai đã đi vào hoạt động năm 2013. Nhà máy Alumin Nhân Cơ đến nay vẫn đang còn xây dựng dang dở.

Thầy giáo Đinh Đăng Định bị kết án 6 năm tù sau khi ông công khai chỉ trích các dự án Bauxite.
Ngay chưa đầy 1 năm vận hành thương mại. Thực tế đã chứng minh: Mọi thông số báo cáo của Dự án khả thi đều sai! Trong đó cái sai nghiêm trọng nhất là tổng mức đầu tư đội lên hàng ngàn tỷ đồng, giá thành Alumine thô xuất khẩu thấp hơn dự kiến gần 50-80 USD/tấn.. Con số lỗ tính tại thời điểm này dự kiến lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng chỉ trong 4-5 năm(!).

Kéo theo nó là hệ lụy hàng trăm ngàn hecta đất rừng của hai tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng "ăn theo" dự án bị triệt hạ trắng hoàn toàn. Việc hình thành Trung tâm hành chính Tỉnh Đăk Nông ở Gia Nghĩa xóa sổ hoàn toàn hàng ngàn hecta đồi thông vốn từng là cảm hứng cho một "Đà lạt thứ 2" của VN.!

Cuộc khủng khoảng kinh tế VN vẫn chưa tới điểm dừng. Món nợ khổng lồ từ khai thác Bauxite Tây Nguyên giờ đây người dân phải gánh. Trong đó có cả máu và nước mắt của người dân. Một thầy giáo Đinh Đăng Định đang trở thành chứng nhân đau đớn nhất khi sau cái án tù đày là cái án tử đang dần đếm từng ngày!

Dưới đây là những hình ảnh ghi lại được của nhà máy Nhân Cơ, sau khi được đầu tư 1000 tỷ đồng nay giống công trường bỏ hoang vì chỉ có vài nhóm công nhân lèo tèo với vài phương tiện cơ giới qua lại. Nhưng xung quanh nó hàng ngàn ha rừng đã thành đồi trọc, trong đó có nhiều trang trại, vườn cà phê của ai đó khá hoành tráng:








Đón đọc kỳ II: Nhà máy Nhân Cơ - Những dấu hiệu cái chết được báo trước.
Facebook Nhất Nam.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Email cá nhân của tôi liên tục bị "tin tặc" tấn công

(Châu Văn Thi)- Sáng 22/3/2014 khi tôi đăng nhập vào tài khoản gmail cá nhân đã xuất hiện những dòng cảnh báo từ dịch vụ google:

Cảnh báo: 
Chúng tôi tin rằng những kẻ tấn công được sự bảo trợ của nhà nước có thể đang cố xâm phạm tài khoản hoặc máy tính của bạn! Hãy tự bảo vệ mình ngay bây giờ

Ảnh chụp màn hình sáng 22/3/2014
Sau đó tôi đã thực hiện bảo mật 2 bước bằng cách đổi mật mã, thêm số điện thoại vào để nhận mã xác nhận khi đăng nhập. Nhưng liên tiếp sau đó tôi nhận được mã xác nhận từ google dù lúc đó tôi không đăng nhập gmail.

Ảnh chụp màn hình tối 22/3.
Theo chỉ dẫn một người bạn, tôi tiếp tục xóa bỏ số điện thoại xác nhận đăng nhập, chỉ dùng email dự phòng để phục hồi email chính. Đến tối 24/3/2014 những dòng cảnh báo vẫn không thay đổi, cho chúng ta thấy tin tặc không ngừng tấn công email cá nhân của tôi. (địa chỉ email dùng chung với blogspot)
 *
Trước đó khi trở về từ Philippines, sau khóa học XHDS tháng 10/2014, tôi bị an ninh bộ công an câu lưu 2 ngày trong đồn công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Họ yêu cầu tôi giao nộp email cá nhân và password nhưng tôi không đồng ý, do email là tài sản cá nhân, tôi chỉ cho họ địa chỉ email của mình. Ngày hôm sau khi kiểm tra email thì thấy một email lạ của nick John Nguyễn gởi cho tôi với nội dung: Anh Thi xem kỹ các điều khoản trong hợp đồng kèm theo rồi ký, file đính kèm là Hopdong.exe.
*
Đây rõ ràng là một âm mưu chiếm đoạt email cá nhân, dẫn đến việc chiếm hữu blog: chauvanthi.blogspot.com trong đó có nhiều bài phân tích bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền hiện nay. Việc xâm phạm email cá nhân vi phạm điều thứ 12 của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948:

Ðiều 12:
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Yêu cầu những kẻ tấn công chấm dứt những hành động dùng kỹ thuật để can thiệp vào máy tính và email cá nhân, việc này vi phạm nhưng cam kết mà Việt Nam khi tham gia vào Hội đồng nhân quyền LHQ đã ký!