Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Bình luận: Việt Nam ký công ước quốc tế về chống tra tấn


Đại sứ Việt Nam Lê Hoài Trung (trái) và Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon (Nguồn: TTXVN)


Phản ứng của dư luận

*
Được biết Việt Nam vừa ký kết bản Công ước về chống tra tấn blogger Hành Nhân một nhà hoạt động ở Sài Gòn cho rằng: thay vì ký kết tham gia vào Công ước Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam chỉ cần đảm bảo việc không có bất kỳ ai vào tự tử trong đồn Công An, quản lý tốt không để cho các tù phạm đánh nhau, hoặc đừng để các nhân viên thi hành công vụ lỡ tay "nựng" dân, "vô tình súng cướp cò", "mời làm việc" bằng cách khiêng như khiêng heo + dùi cui + đấm đá... Tôi chưa từng bị tra tấn trong đồn công an, nhưng tôi đã từng bị đánh khi muốn tham dự phiên xử các blogger CLBNBTD. Cái đó là bị đánh bên ngoài đường phố, chủ yếu họ dùng để bắt tôi thôi, trong đồn thì tôi ko thích dùng bạo lực, dù tôi có học võ nhưng ko đánh trả. Tôi cho rằng việc ký kết không quan trọng bằng việc thực thi, giám sát!
*
*


Anh Cao Hà Trực ở đồn công an phường 7 quận 3 sáng 8.11.2013
Nguồn: Cuenot Le



Các  vụ việc tra tấn, bức cung điển hình
*
Đem từ khóa "chết trong đồn công an" lên công cụ tìm kiếm google thì cho ra 13,600,000 kết quả trong đó có những vụ nổi bật :

1.Nạn nhân được người nhà cho biết là ông Hoàng Văn Ngài, sinh năm 1974, cư ngụ tại xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa tỉnh Dak Nong. Ông này qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.

Ông Hoàng Văn Tá nói về điều đó vào tối ngày 22 tháng 3:

“Đây là vấn đề bức xúc vì anh Ngài chết tại phòng Công an. Đề nghị các cấp xem xét, xem lại việc anh Ngài bị chết tại cơ quan công an để lấy công bằng cho công dân Việt Nam chúng tôi, thì chúng tôi mới tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, chính quyền địa phương. Gia đình đang đòi hỏi sự công bằng, hợp lý của Nhà nước Việt Nam. Đòi hỏi nguyên nhân làm sao anh Ngài chết; mà anh Ngài là một người khỏe mạnh khi công an đến chở anh Ngài từ lán đi. Trước đây anh Ngài không hề có bệnh tật mà sao lại chết tại cơ quan công an?”
Anh Hoàng Văn Ngài qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông.
Hình do thính giả gửi cho RFA
Nguồn: http://danluan.org/lien-ket/20130324/them-mot-nguoi-chet-tai-don-cong-tinh-dak-nong

2.  Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền gửi đơn khiếu nại đến hàng loạt cơ quan chức năng đề nghị làm sáng tỏ cái chết nhiều khuất tất của chồng chị.

Ngày 25-4, anh Nguyễn Công Nhựt được phát hiện chết trong tư thế treo cổ ở trụ sở Công an huyện Bến Cát. Gần thi thể anh có một lá thư tuyệt mệnh thể hiện anh chết vì quẫn trí.

Tuy nhiên, chị Tuyền cho rằng nét chữ trong thư không giống chữ của chồng. Chị khẳng định chồng chị không tự tử.

Anh Nhựt là thủ kho của Công ty sản xuất lốp xe Kumho (KCN Mỹ Phước). Anh bị câu lưu tại trụ sở Công an huyện Bến Cát nhằm phục vụ điều tra, làm sáng tỏ vụ mất trộm hàng ngàn lốp xe ô tô xảy ra tại công ty này.
Tử thi anh Huỳnh Công Nhựt

Chị Tuyền ôm di ảnh chồng


3. Sau ba giờ đồng hồ được “mời” lên trụ sở công an xã Kim Nỗ (Đông Anh, Hà Nội) lấy lời khai, ông Nguyễn Mậu Thuận (SN 1958) bất tỉnh và chết ngay sau đó.

Vết thương bầm tím trên tay và chân của nạn nhân. Ảnh do gia đình cung cấp..

Vết thương bầm tím trên tay và chân của nạn nhân. Ảnh do gia đình cung cấp..
Cơ hội nào cho Việt Nam?

Sự kiện Việt Nam ký Công ước quốc tế về chống tra tấn được đánh giá là hình thức khi Việt Nam thực sự chưa có cơ chế giám sát và thực thi công ước này. Vả lại Việt Nam không có một cơ chế tam quyền phân lập. Do không có tam quyền phân lập, xã hội nước ta đang thành một mớ hỗn độn, không ai sợ ai, đồn công an trở thành nơi "tự tử" trong khá nhiều trường hợp, côn an thẳng tay với các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền... Không có tam quyền phân lập thì những vụ án oan như ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ còn tiếp diễn mà không có điểm dừng.

Xin mượn lời của đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa để kết thúc câu chuyện này:


"Điều quan trọng nhất trong câu chuyện này là phải bảo đảm quyền của bị can, bị cáo. Người bị tạm giam, tạm giữ được có luật sư ngay từ giai đoạn đầu và được đối xử theo nguyên tắc suy đoán vô tội một cách triệt để, tạo điều kiện để giám sát, loại trừ hành vi bức cung và dùng nhục hình dưới mọi hình thức khác nhau. Cho nên, nếu bảo đảm quyền có luật sư, có người bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giam, tạm giữ, bảo đảm chế độ giam giữ theo đúng nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm quyền của họ được tư vấn pháp luật sẽ hạn chế cao nhất những án oan sai như vậy.

Hiện nay, nguyên tắc suy đoán vô tội là cơ bản của pháp luật hình sự quốc tế của đa số các quốc gia dân chủ và văn minh, nguyên tắc đó đã được quy định trong Hiến pháp và bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam. Vấn đề là lâu nay không được thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh. Pháp luật Việt Nam đã quy định người bị tạm giữ có quyền có luật sư trong 24 giờ. Tạm giam trong vòng ba ngày phải có luật sư nhưng nhiều trường hợp không được bảo đảm, chưa kể có định kiến, thành kiến đối với bị can bị cáo, không theo tư duy suy đoán vô tội. Chính vì vậy, dễ ép cung, bức cung dẫn đến sai lầm. Chúng ta làm đúng luật pháp hiện nay, đối xử với người bị tạm giam, tạm giữ như người chưa có tội, phải coi là người không có tội đến khi có bản án có hiệu lực của toà án, nếu làm vậy thì hạn chế, khắc phục được nhiều oan sai như vụ ông Chấn.

Khi người ta bị bức cung, ép cung thì dễ dẫn đến nhận tội để qua được giai đoạn thẩm vấn, điều tra. Chừng nào còn bức cung, ép cung, chừng nào nguyên tắc suy đoán vô tội không được áp dụng triệt để, chừng nào quyền có luật sư, quyền bào chữa của người bị tạm giam không được bảo đảm như luật định, chừng ấy vẫn còn những trường hợp như ông Chấn."

Châu Văn Thi-Tường trình từ Sài Gòn

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Viếng đám tang nhạc phụ nhà thơ Trần Mạnh Hảo


(Châu Văn Thi)-Được tin nhạc phụ của nhà thơ Trần Mạnh Hảo là cụ ông Tôn Thất Tần vừa qua đời, chúng tôi tất tả đi viếng đám tang của cụ ông ở chùa Đại Giác, Phú Nhuận. Sau khi thắp hương xong cho cụ, chúng tôi có ngồi nói chuyện với gia đình. Bà Tôn Nữ Giáng Tiên cho biết ông là một trong những người tù lâu năm nhất dưới chế độ cộng sản. Dù tuổi cao sức yếu, ông vẫn còn minh mẫn đến những ngày cuối đời nhưng từ lâu ông đã không còn màng chuyện thế sự...
*
Facebook của nhà văn Phạm Đình Trọng có viết về ông Tôn Thất Tần như sau:

-Mười ba tuổi, chú bé Tôn Thất Tần đã mồ côi cha vì Cộng sản. Tháng chín, năm 1930 phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổi lên. Những người nông dân giáo mác gậy gộc trong tay ầm ầm kéo đến huyện đường Nghi Lộc, nơi bố Tôn Thất Tần là Tôn Thất Hoàn đang là tri huyện. Trong tay tri huyện Tôn Thất Hoàn có một đội lính lệ hơn ba mươi quân bảo vệ an ninh trong huyện nhưng tri huyện Tôn Thất Hoàn không đưa quân ra đối đầu với những người nổi dậy sẽ gây đổ máu. Ông cùng một viên lục sự tay không ra gặp những người nông dân. Quan huyện Tôn Thất Hoàn cùng viên lục sự liền bị những nông dân chặt đầu.

-Hai mươi bảy tuổi, anh thanh niên Tôn Thất Tần đã trở thành người tù Cộng sản chỉ vì anh bộc lộ chính kiến phản đối Hiệp định 6.3.1946 do Hồ Chí Minh kí với Pháp thỏa thuận cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tàu Tưởng giải giáp quân Nhật. Năm mươi chín tuổi, ông già Tôn Thất Tần mới bước ra khỏi nhà tù Cộng sản.
Cáo Phó: Cụ ông Tôn Thất Tần qua đời
Thượng thọ: 96 tuổi



Nhà hoạt động Nguyễn Hoàng Vi và Lưu Trọng Kiệt thắp hương trước linh cữu của cụ ông Tốt Thất Tần.

Tác giả thắp hương trước linh cữu của cụ ông Tôn Thất Tần.

Linh cữu được quàn tại chùa Đại Giác, Phú Nhuận.

Nói chuyện, chia buồn với gia đình.

*
Nhà văn Phạm Đình Trọng còn cho biết:

Cuộc đời người tù của cụ Tôn Thất Tần kéo dài qua đời ba đảng Mác xít: Đảng Cộng sản Đông Dương, đảng Lao động Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam. 96 năm có mặt trên cõi đời thì một phần ba cuộc đời cụ Tôn Thất Tần, 32 năm (1946 – 1977), để lại trong nhà tù Cộng sản.

Đày đọa một con người 32 năm trong nhà tù cộng sản hà khắc tưởng đã là kỉ lục về sự tàn nhẫn, độc ác của một thể chế phản con người. Nhưng từ 2009 kỉ lục này đã bị phá bởi người tù Nguyễn Hữu Cầu, một sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đến nay người tù Nguyễn Hữu Cầu đã có 37 thâm niên trong tù. Con số kỉ lục này chưa dừng lại.

Lấy bạo lực công an, tòa án, nhà tù đối phó với dân, trả lời những tiếng nói khác biệt của dân, Nhà nước Cộng sản đã tạo ra những bản án tàn bạo, man rợ với Tôn Thất Tần, Nguyễn Hữu Cầu, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ . . . Đó là tội ác chống con người, chống nhân dân, chống lại những tiếng nói thường tình của một xã hội dân sự, tội ác cộng sản. Lịch sử sẽ khắc ghi và phán xét!

Văn hiến Việt Nam là: Lấy trí nhân thắng cường bạo; Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Một Nhà nước không còn trí nhân, không còn nhân nghĩa, chỉ tồn tại bằng bạo lực, bằng cái ác là Nhà nước đó đã tự khai tử ngay từ khi ra đời. Bạo lực dù mạnh đến đâu cũng không thể tồn tại lâu bền. Bạo lực càng tran lan là bước đường cùng càng đến gần. Nhà nước đó cùng với những công sai, những quan tòa, những cai ngục sẽ không trốn được bản án nghiêm khắc và ô nhục của Nhân dân, của lịch sử dành cho họ.
Nhà văn Phạm Đình Trọng, Lê Phú Khải trước linh cữu cụ ông Tôn Thất Tần

Châu Văn Thi-Phóng viên lề dân tường trình từ Sài Gòn

(Amnesty International)-Việt Nam: Các tài liệu báo cáo vẫn còn nhiều người bị bỏ tù vì lên tiếng

(Amnesty International)
|
Việt Nam: Các tài liệu báo cáo vẫn còn nhiều người bị bỏ tù vì lên tiếng
Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ, buộc tội, câu lưu hoặc bỏ tù hàng trăm tiếng nói bất đồng trong những năm qua .
© HOANG DINH NAM/AFP/GettyImages
Tổ chức Ân xá quốc tế

Ngày 7/11/2013

Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt cuộc đàn áp đáng báo động của họ đối với giới bất đồng chính kiến ​​và ngay lập tức đưa ra các biện pháp để bảo vệ các nhà hoạt động khỏi sự sách nhiễu hơn nữa và bỏ tù chỉ vì thực thi các quyền của họ, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết trong một báo cáo mới ngày hôm nay. Những tiếng nói bị bóp nghẹt: Tù Nhân Lương Tâm ở Việt Nam xem xét cách pháp luật và các nghị định được sử dụng để hình sự hóa tự do ngôn luận, cả trực tuyến và trên các đường phố. Nó cũng liệt kê 75 người tù nhân lương tâm tại Việt Nam, một số người bọn họ đã bị nhốt trong những điều kiện khắc nghiệt trong nhiều năm.

"Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những nhà tù lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động khác. Cuộc đàn áp đáng báo động của Chính phủ về tự do ngôn luận phải chấm dứt", Rupert Abbott, nhà nghiên cứu Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết.

"Năm nay, Việt Nam vừa tranh luận về một Hiến pháp sửa đổi vừa chạy đua cho một chiếc ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chính phủ đang nói với thế giới về sự tôn trọng của mình đối với các quy định của pháp luật, nhưng sự đàn áp bất đồng chính kiến ​​vi phạm những cam kết quốc tế của Việt Nam là phải tôn trọng tự do ngôn luận".

Các nhà chức trách đã bắt giữ, buộc tội, câu lưu hoặc bỏ tù hàng trăm tiếng nói bất đồng trong những năm qua . Điều này bao gồm các blogger, các nhà hoạt động giới lao động và quyền sử dụng đất, những người bảo vệ nhân quyền và những người kêu gọi cải cách dân chủ cách ôn hòa. Các thành viên của các nhóm tôn giáo cũng trở thành mục tiêu.

Kể từ đầu năm 2012, có ít nhất 65 nhà bất đồng chính kiến ​​ôn hòa đã bị kết án tù dài hạn trong khoảng 20 phiên tòa không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những tù nhân lương tâm thường bị giam giữ trong khoảng thời gian dài trước khi xét xử mà không được các thành viên gia đình hoặc luật sư thăm gặp. Những phiên tòa thua kém xa so với tiêu chuẩn quốc tế có thể chấp nhận, thường chỉ kéo dài một vài giờ, và không có giả định vô tội trong thực tế.

Đây là trường hợp phiên tòa xử bốn nhà hoạt động chính trị trong tháng Giêng năm 2010, khi các thẩm phán đã cân nhắc chỉ 15 phút trước khi quay trở lại với bản án hoàn chỉnh. Thẩm phán đã mất 45 phút để đọc bản án, cho thấy rõ ràng rằng nó đã được chuẩn bị từ trước.Một khi bị giam cầm, tù nhân lương tâm phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt và đôi khi bị biệt giam hoặc bị cô lập khỏi các tù nhân khác, trong khi một số phải chịu tra tấn hoặc bị những sự đối xử tàn bạo và vô nhân đạo khác.Trong số đó có Đỗ Thị Minh Hạnh, một nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động 28 tuổi, người đã bị bỏ tù bảy năm vào năm 2010 vì tội phát tờ rơi với sự hỗ trợ của giới công nhân nhằm đòi tăng lương và điều kiện lao động tốt hơn. Cô đã phải chịu đựng sự tệ hại trong tù, bao gồm chịu đựng nhiều vụ đánh đập bởi các tù phạm khác trong khi các giám ngục đã không làm gì để ngăn chặn.

"Đỗ Thị Minh Hạnh, và tất cả những người khác giống như cô ấy là tù nhân lương tâm, những người đã không làm gì khác hơn là thực thi quyền bày tỏ ý kiến ​​của mình một cách ôn hòa. Họ phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện ", ông Abbott cho biết.

"Báo cáo của chúng tôi tập trung vào 75 cá nhân bị cầm tù là những người không bao giờ nên bị bắt hàng đầu. Nhưng trong khi con số này là rất đáng kinh ngạc, nó không diễn tả được toàn bộ câu chuyện . Hiện có hàng chục người khác trong tù có thể là người tù nhân lương tâm trong khi có nhiều người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động khác đã bị đánh đập, sách nhiễu, vẫn còn ở trong trại giam trước khi đem ra xét xử, hoặc bị quản thúc tại gia".

Trong khi Hiến pháp của Việt Nam rộng rãi đảm bảo quyền tự do ngôn luận, thì một loạt các điều luật và nghị định đã được giới thiệu trong những năm gần đây lại nhằm hạn chế quyền này.Bộ luật Hình sự năm 1999 cho phép chính quyền bỏ tù hàng chục năm những người nào dám nhằm "lật đổ" hay "tuyên truyền chống lại nhà nước”, những bản án mà hầu hết được sử dụng để trừng phạt bất đồng chính kiến ​​ôn hòa.

Vào ngày 1 tháng 9 năm nay, chính phủ đã giới thiệu một nghị định mới hạn chế nghiêm trọng việc sử dụng internet, với những hình phạt khắc nghiệt đối với việc chia sẻ tin tức trên các blog và các phương tiện truyền thông xã hội, hay các hoạt động trực tuyến bị xem là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia.

Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang tranh luận về một Hiến pháp sửa đổi, mà Quốc hội dự kiến ​​sẽ bỏ phiếu thông qua trước khi phiên họp lần này kết thúc vào ngày 30 tháng 11. Năm nay Chính phủ đã thực hiện "những sự tham vấn phổ biến" chưa từng có về dự thảo điều lệ. Nhưng theo phân tích của Tổ chức Ân xá Quốc tế, bản Hiến pháp sửa đổi có chứa những lỗ hổng mơ hồ về diễn đạt mà sẽ cho phép chính phủ tiếp tục hạn chế quyền tự do ngôn luận.

"Hiến pháp dự thảo mới có những vấn đề cơ bản tương tự như bản hiến pháp trước đó của nó, và sẽ không làm gì để bảo vệ những nhà bảo vệ nhân quyền và những người khác có nguy cơ trở thành mục tiêu của các nhà chức trách thông qua những điều luật và những nghị định hạn chế", ông Abbott cho biết."Hiến pháp phải bảo vệ nhân quyền và được củng cố bởi các điều khoản trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, mà Việt Nam là một thành viên tham gia vào. Bây giờ là một cơ hội để đảm bảo cho nó hoạt động, và nó phải được thực thi trong pháp luật và thực tiễn".
(Hành Nhân chuyển ngữ)
http://www.amnesty.org/en/news/viet-nam-report-documents-how-scores-remain-imprisoned-speaking-out-2013-11-07

Viet Nam: Report documents how scores remain imprisoned for speaking out

The Vietnamese authorities must end their alarming crackdown on dissent and immediately put in place measures to protect activists from further harassment and imprisonment simply for exercising their rights, Amnesty International said in a new report today. 

Silenced Voices: Prisoners of Conscience in Viet Namexamines how laws and decrees are used to criminalize freedom of expression, both online and in the streets. It also lists 75 prisoners of conscience in Viet Nam, some of whom have been locked up in harsh conditions for years. 

“Viet Nam is fast turning into one of South East Asia’s largest prisons for human rights defenders and other activists. The government’s alarming clampdown on free speech has to end,” said Rupert Abbott, Amnesty International’s Viet Nam Researcher. 

“This year, Viet Nam is both debating a revised constitution and vying for a seat on the UN Human Rights Council. The government is telling the world about its respect for the rule of law, but the repression of dissent violates Viet Nam’s international commitments to respect freedom of expression.” 

Authorities have arrested, charged, detained or imprisoned hundreds of dissenting voices over the years. This includes bloggers, labour and land rights activists, human rights defenders and those calling for peaceful democratic reform. Members of religious groups have also been targeted. 

Since the beginning of 2012, at least 65 peaceful dissidents have been sentenced to long prison terms in some 20 trials that failed to meet international standards. 

Prisoners of conscience are often kept in lengthy pre-trial detention without access to family members or lawyers. Trials fall far short of internationally accepted standards, often only last a few hours, and there is no presumption of innocence in practice. 

This was the case in the trial of four political activists in January 2010, when the judges deliberated for only 15 minutes before returning with the full judgment. It then took the judges 45 minutes to read the judgment, strongly suggesting that it had been prepared in advance. 

Once imprisoned, prisoners of conscience face harsh conditions and are sometimes held in solitary confinement or isolated from other prisoners, while some are subjected to torture or other cruel and inhuman treatment. 

Among them is Do Thi Minh Hanh, a 28-year-old labour rights activist who was imprisoned for seven years in 2010 for handing out leaflets in support of workers demanding better pay and conditions. She has suffered badly in prison, including through several beatings by fellow prisoners that guards have done nothing to stop. 

“Do Thi Minh Hanh, and all the others like her are prisoners of conscience who have done no more than peacefully express their opinion. They must be released immediately and unconditionally,” said Abbott. 

“Our report focuses on 75 imprisoned individuals who should never have been arrested in the first place. But while this number is shockingly high, it does not tell the full story. There are dozens of others in jail who may be prisoners of conscience, while there are many other government critics and activists who have been beaten, harassed, remain in pre-trial detention, or are under house arrest.” 

While Viet Nam’s constitution broadly guarantees freedom of expression, a raft of laws and decrees have been introduced in recent years to curtail this right. 

The 1999 Penal Code allows authorities to imprison for decades those aiming to “overthrow” or “conducting propaganda” against the state, charges that are almost exclusively used to punish peaceful dissent. 

On 1 September this year, the government introduced a new decree severely restricting internet use, with harsh penalties for sharing news reports on blogs and social media, or online activity deemed a threat to national security. 

Over the past year, Viet Nam has been debating a revised constitution, which the National Assembly is expected to vote on before its current session ends on 30 November. The government has this year carried out unprecedented “popular consultations” on the draft charter. 

But according to Amnesty International’s analysis, the amended constitution contains vaguely worded loopholes that would allow the government to continue to restrict freedom of expression. 

“The new draft constitution has the same fundamental problems as its predecessor, and will do nothing to protect human rights defenders and others at risk of being targeted by the authorities through restrictive laws and decrees,” said Abbott. 
 
“The constitution should protect human rights and be underpinned by provisions in the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Viet Nam is a state party. Now is an opportunity to make sure it does, and that it is implemented in law and practice.”









Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Tàu ngầm Ký Lô xuất hiện ở Tp.HCM-Giới quân sự Trung Quốc bàng hoàng



Sáng ngày 7/11/2013 đường Kha Vạn Cân,Thủ Đức đột ngột xuất hiện một chiếc tàu ngầm Ký Lô số hiệu 9322. Tàu ngầm di chuyển với tốc độ khá nhanh khiến cho người dân tham gia lưu thông kinh hoàng. Bức ảnh nhanh chóng xuất hiện trên internet và lọt vào tay giới chuyên gia quân sự Trung Quốc. Bình luận về việc này, vị tướng hải quân khét tiếng Gio Chiao Qiay cho biết:

"Tàu ngầm mới xuất hiện của Việt Nam khá hiện đại, có thể di chuyển ở vùng nước nông, khá thích hợp với khu vực Tam Sa. Việc ra mắt lần này khiến chúng tôi bàng hoàng, và tôi cho rằng nó làm đảo lộn cán cân quân sự Việt Trung ở biển Nam Trung Hoa"
*

Khi được hỏi về việc này một bạn đọc đã thốt lên:

"Công nghệ của Việt Nam đã có bước nhảy vọt vượt bậc!"


*

Người dân hai bên đường Kha Vạn Cân cho biết:

"Sự xuất hiện này là chưa có tiền lệ và làm đảo lộn cuộc sống của chúng tôi".
Phóng viên lề dân sẽ liên tục theo dõi sự kiện này và cập nhật tới bạn đọc.
"Tàu ngầm" ký số 922 sáng 7/11/2013, Sài Gòn
Ảnh: sưu tầm từ Internet

Châu Văn Thi-Phóng viên lề dân tường trình từ Sài Gòn

Diễn tập chống bạo loạn, khủng bố ở Mỹ Đình sáng 6/11/2013


(Châu Văn Thi)-Theo tin từ fanpage kenh141.vn thì sáng ngày 6/11/2013 đã diễn ra cuộc diễn tập chống bạo loạn, khủng bố ở SVĐ quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Những ngả đường vào Mỹ Đình đều được rào chắn (cấm đường). Theo như quan sát của phóng viên lề dân thì cuộc diễn tập có sự tham gia của lực lượng CSCĐ, CSGT, công an.. ngoài ra còn có chó nghiệp vụ và xe bọc thép MKIII.
Cuộc diễn tập này là nối tiếp các cuộc diễn tập vừa qua ở Nghệ An, Vũng Tàu, Đắc Nông...  
Nguồn: https://www.facebook.com/Kenh141.vn/posts/537546566327943                 

Chó nghiệp vụ và xe bọc thép MKIII cũng tham gia vào cuộc diễn tập
Cuộc diễn tập có sự tham gia của lực lượng CSCĐ
Châu Văn Thi-Phóng viên lề dân tường thuật từ Sài Gòn

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Lại một trường hợp "hành hung" công cụ hỗ trợ của CSGT

(Châu Văn Thi) - Bản tin ngắn trên thanhnien.com.vn khiến cho người đọc tiếp tục bất ngờ về một trường hợp "hành hung" công cụ hỗ trợ của CSGT :

"(TNO) Chiều 5.11, trao đổi với PV Thanh Niên Online, thượng tá  Trần Thanh Trà, Trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TP.HCM xác nhận có sự việc một CSGT vung gậy trúng mặt một người đi đường.

Trước đó, vào khoảng 7 giờ 30 ngày 5.11, anh Nguyễn Văn Út (37 tuổi, Q.12, TP.HCM) điều khiển xe máy lưu thông trên QL1 hướng từ An Sương về An Lạc. Đến gần Trạm thu phí An Lạc (Q.Bình Tân), anh Út chạy lấn tuyến qua làn xe ô tô. Lúc này, một CSGT vung gậy trúng mặt anh Út làm anh này ngã ra đường.
Cũng theo anh Út, bức xúc vì sự việc này, anh đã đến Đội CSGT An Lạc gặp người chỉ huy. Sau đó, đại diện của Đội CSGT An Lạc đã đưa cho anh Út 3 triệu đồng để chữa trị vết thương.
Thượng tá Trà cho biết thêm, người vung gậy trúng mặt anh Út là trung úy Nguyễn Đình Khiên, công tác tại Đội CSGT An Lạc.
Thượng tá Trà nói, theo báo cáo của Đội CSGT An Lạc, khi phát hiện anh Út lấn tuyến, trung úy Khiên dùng gậy ra tín hiệu dừng xe nhưng anh Út không chấp hành hiệu lệnh nên “gậy không may trúng vào mặt anh dẫn đến bị thương”. 
Công Nguyên-Ngọc Thọ "

Ảnh chụp màn hình thanhnien.com.vn
Những trường hợp tương tự

Trường hợp cảnh sát giao thông "vung gậy" làm người dân bị thương không phải là lần đầu xảy ra ở Việt Nam, nhưng điều khiến cho người dân bức xúc chính là hành động này diễn ra khi vừa kết thúc khóa Tập huấn về ứng xử cho CSGT ở Tp.HCM. Đem từ khóa: "CSGT vung gậy, một người đi đường bị thương" lên google search cho hơn 50,300 kết quả trong vòng 0,3 giây.
*
Thật bất ngờ là đúng ngày 5/11 của 2 năm về trước (2011) báo người lao động online cũng có tin cho biết anh Nguyễn Hữu Nhạn cũng "va phải" gậy CSGT Tân Sơn Nhất và bị gãy sống mũi.
"
Theo tường trình của thượng sĩ Điền, vào thời điểm trên, phát hiện một xe máy vượt đèn đỏ, lấn tuyến nên thượng sĩ Điền dùng gậy ra hiệu dừng xe. Tuy nhiên, người điều khiển xe máy không chấp hành lại tăng tốc lao thẳng về phía thượng sĩ Điền và va vào gậy điều khiển giao thông bị té ngã."
Nguồn:
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/csgt-dap-nguoi-di-duong-gay-mui-20111105051338942.htm

Anh Nguyễn Hữu Nhàn bị gãy sóng mũi 5/11/2011- Nguồn: nld.com.vn

Chiếc áo dính máu của anh Nguyễn Hữu Nhàn ngày 5/1/2011 - Nguồn: nld.com.vn
*
Trên Dân Trí ngày 26/3/2012 có bài : CSGT "ra gậy" một phụ nữ ngất xỉu nhập viện.
"Sáng 24/5, tại đoạn đường 206B qua xã Vĩnh Khúc - Văn Giang - Hưng Yên, một chiến sĩ CSGT trong tổ 3 người đã “ra gậy” chặn người vi phạm khiến chị Lê Thị Thủy (SN 1984) ngất xỉu nhập viện. 3 chiến sĩ CSGT đã bị tạm đình chỉ công tác."
Nguồn:

http://dantri.com.vn/su-kien/csgt-ra-gay-mot-phu-nu-ngat-xiu-nhap-vien-599831.htm

Chị Lê Thị Thủy (28 tuổi), người bị chiến sĩ CSGT dùng dùi cui vụt trúng mắt ngất xỉu phải điều trị tại Bệnh viện đa khoa Phố Nối - Nguồn: dantri.com.vn
*

Vụ việc gây xôn xao đình đám nhất có lẽ là trường hợp ở Bắc Giang khi : "CSGT “ra gậy”, vụt thẳng đầu thai phụ?"
"Cho biết về diễn tiến sự việc, ông Nguyễn Văn Sơn - Trưởng Công an huyện Yên Dũng (Bắc Giang) khẳng định: Công an huyện Yên Dũng đã tiếp nhận được đơn trình báo của gia đình anh Nguyễn Văn Tài. Hôm đó, tổ CSGT huyện Yên Dũng gồm 3 đồng chí làm nhiệm vụ. Hiện sự việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho biết rằng qua xác định bước đầu không có chuyện CSGT dùng gậy vụt người đi đường như đơn phản ánh của phía gia đình anh Tài mà do 2 vợ chồng anh Nguyễn Văn Tài và chị Tống Thị Sen thấy lực lượng CSGT làm nhiệm vụ, hoảng hốt nên... tự ngã."

Nguồn:http://xahoi.com.vn/an-ninh-hinh-su/tin-113/csgt-ra-gay-vut-thang-dau-thai-phu-123864.html



2 vợ chồng chị Tống Thị Sen đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang trong khi gia đình vẫn "nén lòng" tổ chức đám cưới ở nhà - Nguồn: xahoi.com.vn
*
Và còn nhiều trường hợp như thế nữa xảy ra mà trong khuôn khổ một bài viết ngắn tác giả không thể nêu ra hết được...

Dư luận bức xúc
-Anh Niêm, một bạn đọc của báo thanh niên thắc mắc:
"Không lẽ cảnh sát giao thông toàn TP không có kỹ năng giao tiếp, ứng xử hả trời??? trong quá trình học nghiệp vụ nếu trung cấp 2,5 năm, đại học 4 năm, không lẽ nhà trường không có tiết học nào có liên quan về giao tiếp ứng xử sao trời??? Tôi nghĩ rằng nếu mọi người chúng ta, thật sự có học và có trau dồi một cách nghiêm túc, chỉ cần tốt nghiệp PTTH thôi cũng đủ để giao tiếp và ứng xử tốt rồi!"

-Anh Hùng còn cho biết vụ việc của mình:
"Sáng 31/10/2013, trong lúc CSGT đang dẹp đường cho vài chiếc xe biển xanh đi trên đường Nguyễn Văn Cừ, Q5; tôi đi xe máy, lúc đó trước mặt tôi có 1 chiếc xe buýt tấp vào lề nên tôi buộc phải lách sang trái để đi. Thế là có 2 CSGT đi mô tô đằng sau đến dùng tay đánh vào vai tôi rồi bảo "mày điếc à"? Tôi không thể chấp nhận được văn hóa ứng xử của bộ phận không nhỏ CSGT hiện nay. Dù có việc gì chăng nữa, anh ta xưng hô mày tao với người dân là ko thể chấp nhận, thể hiện văn hóa thấp kém của người thực thi pháp luật.."
(Nguồn: thanhnien.com.vn)

Có người còn thốt lên: "Điệp khúc "va vào gậy điều khiển giao thông và té ngã" nghe quá quen thuộc."


Câu hỏi đặt ra

Thời gian qua việc nhà nước liên tục có những biện pháp nhằm làm hình ảnh người CSGT trở nên gần gũi và thân thiện hơn như: cho CSGT nữ ra điều khiển giao thông, ghi lại những hình ảnh đẹp, tập huấn về văn hóa ứng xử... Thiết nghĩ đây chỉ là cái ngọn của vấn đề. Điều cần thiết đặt ra là :
- Cần phải cải cách lại cách giáo dục trong nhà trường cho CSGT cho thực sự hiệu quả.
- Xử lý triệt để tệ nạn chạy vào ngành CSGT hay "con ông cháu cha".
- Loại khỏi ngành các CSGT biến chất, nhận hối lộ...
Có như vậy mới có thể làm trong sạch ngành CSGT và đưa đất nước đi lên



Châu Văn Thi-phóng viên lề dân tường trình từ Sài Gòn




Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

No-U SG đón chào sự trở lại của thủ môn Đinh Nhật Uy

   
(Châu Văn Thi) - Tối ngày 2/11/2013, lúc 19h30 phút, tại sân bóng trường THPT Nguyễn Thượng Hiền đội No-U SG tưng bừng ra sân giao hữu với đội VRNs (truyền thông Chúa Cứu Thế). Trận bóng này rất đặc biệt vì là trận đấu đầu tiên sau 4 tháng trong trại tạm giam của thủ môn Đinh Nhật Uy và lần này đội bóng thay màu áo mới (màu áo của Juventus)
No-U SG yêu mến đón chào thủ môn Đinh Nhật Uy trở lại

Đội bóng No-U SG ngày 2/11/2013

*
   Trả lời câu hỏi của phóng viên lề dân về cảm nghĩ của mình sau khi trở lại đội bóng, anh Đinh Nhật Uy cho biết như sau:
"Khi ra khỏi trại tạm giam nghe anh em nói thứ 7 này có đá banh thì mấy ngày nay tâm trạng bồn chồn không thể nào ngủ được, nay tôi ra sân này với một khí thế hừng hực. Sau gần 5 tháng trong trại tạm giam mà ra sân gặp anh em rất là đông đủ, rất là nhiều anh em thì mình cảm thấy tinh thần của anh em đã được chuyển biến rõ rệt. Đội bóng rất là đông và khí thế của anh em ai cũng như ai, rất là hừng hực, sung sức và sung mãn. Khi tôi bị thay ra khỏi sân thì rất muốn vào để đá nữa. Tôi muốn nói với anh em một câu rằng: ráng giữ cái phong độ của mình và số lượng người như thế này, từ bây giờ trở về sau nó sẽ tăng lên. Đội bóng No-U Sài Gòn sẽ là một đội bóng mạnh mà bất kỳ sự đối kháng, hay những lời nói không tốt về đội bóng sẽ bị xóa bỏ".


*
   Sinh viên Nguyễn Phương Uyên cũng phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi gặp Đinh Nhật Uy và được tặng chiếc áo đấu của No-U SG:
"Cảm nghĩ của em là em đến đây để xem đá banh và không có mục đích chính trị hay mục đích nào khác và đặc biệt hôm nay có sự tham gia của thủ môn Đinh Nhật Uy sau khi  ra tù thì em thấy tinh thần thể thao của anh ấy là bất khả chiến bại".

Ý nghĩa của màu áo mới No-U SG

   Thành viên tích cực của đội bóng No-U SG, anh Peter Lâm Bùi đã cho biết suy nghĩ của mình về ý nghĩa mà màu áo anh đang mang:

    "Trước tiên tôi xin gửi lời chia vui đến với Đinh Nhật Uy, anh vừa được trả tự do và đội bóng cũng vui mừng đón chào sự trở lại của thủ môn đội bóng. Năm tháng trời anh Uy ở trong "đó" thì yếu và vấn đề nhạy bóng cũng không có và không được ăn ý. Chúc anh Đinh Nhật Uy mau lấy lại sức khỏe để tham gia đội bóng.
Vấn đề ngày hôm nay theo tôi được biết thì đây là đồng phục mới của đội bóng, tuy nhiên vì thời gian gấp rút nên chưa hoàn chỉnh, sau này thì màu áo của No-U SG sẽ là màu này. Theo như tôi biết thì ý nghĩa của áo này gần giống với áo của đội Juventus, giống như màu áo tù (cười). Vấn đề của anh em chúng tôi, No-U SG luôn luôn sát cánh với vấn đề biển đảo của tổ quốc, có thể không hợp ý với nhà cầm quyền và cũng sẽ có vấn đề không tốt, tuy nhiên chúng tôi luôn đón nhận những điều sẽ đến vì những đều chúng tôi làm là đúng. Chúng tôi không chống phá nhà nước mà chỉ muốn góp một chút công sức vào việc thúc đẩy vấn đề biển đảo của tổ quốc và mỗi người dân đều có suy nghĩ riêng đóng góp một chút về tinh thần. Hầu như anh em trong đội bóng đều ưa thích màu áo này và chúng tôi sẽ sẵn sàng đón nhận những điều sắp đến".

Diễn biến của trận đấu

Trở lại sau một thời gian dài tạm nghỉ, thủ môn Đinh Nhật  Uy đã cho thấy phong độ không tốt của mình. Anh đã phải đứng mỉm cười trước nhiều pha bóng của đội VRNs. Mặc dù nhận được nhiều sự cổ vũ của hơn 40 cổ động viên đến từ mọi miền tổ quốc, nhưng No-U SG buộc phải thất thủ trước VRNs với tổng tỉ số 10-6. Sau trận bóng này sẽ là những cuộc họp kỹ thuật liên miên để chấn chỉnh lại chiến thuật cũng như con người của đội.
Đến với sân bóng ngày hôm nay có khoảng 5 thành viên của No-U FC gồm những cầu thủ và cổ động viên: Hư Vô, Bạch Hồng Quyền, Thúy Nga... Một số đến từ No-U Vinh, Nha Trang như: Lương Tâm, Khổng Hy Thiêm...
Cầu thủ 2 bên đã thi đấu rất tuyệt vời và đã cống hiến cho khán giả một trận cầu đẹp và fair play.
"Huấn luyện viên" chỉ đạo thay người
Hội cổ động viên nữ

Bạch Hồng Quyền-cầu thủ "nổi" nhất trận bóng 2/11/2013
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nhật Uy

Châu Văn Thi- phóng viên lề dân tường thuật từ Sài Gòn.