Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Dân oan Bến Tre tổ chức biểu tình trước trụ sở công an tỉnh

PHONG TRÀO LIÊN ĐỚI DÂN OAN TRANH ĐẤU

Ngày 5 tháng 12 năm 2014, ba mươi Dân Oan tỉnh Bến Tre đã tự phát tổ chức một cuộc biểu tình dữ dội trước trụ sở công an tỉnh.

Thành viên của Phong trào Dân oan tranh đấu
Dân Oan đã giương cao hình bí thư tỉnh, chủ tịch tỉnh, phó chủ tịch tỉnh, giám đốc côn an mà gào to các khẩu hiệu “Đả đảo quân tham nhũng tham ô”, “Đả đảo tổng thanh tra Trần Văn Truyền”, “Đả đảo giám đốc côn an Bến Tre bảo kê cho bọn cướp chiếm đất của dân”, “Đả đảo bọn cường quyền ác bá tham nhũng hại dân hại nước”, “Đảng CSVN hãy trả lại Quyền Làm Người cho nhân dân Việt Nam”, “Đảng CSVN hãy tôn trọng Tuyên ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, đừng lừa gạt quốc tế nữa”...

Khí thế cuộc biểu tình rất sục sôi vang động làm cho rất đông người qua lại chú ý. Công an mặc sắc phục khoảng 40 người, và số an ninh viên mặc quần áo dân sự cũng khoảng bốn, năm chục người liền xông ra trấn áp tàn bạo Dân Oan.

Ba Dân Oan đi hàng đầu đoàn biểu tình là bà Nguyễn Thị Ni, ông Nguyễn Văn Nông và bà Nguyên Thi Kim Chi đã bị công an an ninh đàn áp hung bạo nhất.

Dân oan cụt chân phải đi bằng nạng là Nguyễn Thị Ni bị 5 côn an nữ đè xuống, bà Ni kêu la giãy gụa, dùng chân không bị cụt đạp lại chống cự ,thì chúng dùng giày đinh giậm mạnh lên chân còn lại đó rồi khiêng bà quẳng lên xe chở về đồn giam. Hiện giờ bà Ni đang rất đau đớn, một chân bầm tím từ bắp đùi xuống tới ngón, bà Ni không thể đi đứng được.

Dân oan Nguyễn Văn Nông bị chúng đạp, đá ngã; công an an ninh dùng giày đinh giậm day lên hai chân ông làm sưng vù từ bắp đùi trở xuống. Ông Nông cũng đang rất đau đớn và không thể đứng dậy .

Dân oan Nguyễn Thị Kim Chi đang mang bầu, cũng bị công an an ninh khống chế thô bạo.

Vụ đàn áp có thể còn khốc liệt hơn nhưng nhờ những Dân Oan còn lại trong đoàn biểu tình xông lên bênh vực, và rất đông người đi đường phản đối quyết liệt côn an an ninh đàn áp dân nên 3 Dân oan Nguyễn Thị Ni, Nguyễn Văn Nông và Nguyễn Thị Kim Chi chưa bị nguy đến tánh mạng.

Kính thưa công luận trong và ngoài nước,

Vụ đàn áp trên là thêm một lần nữa chứng tỏ bản chất gian manh dối trá lừa bịp quốc tế của nhà cầm quyền CSVN về luận điệu nước CHXHCNVN cam kết tôn trọng Nhân Quyền.

Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu xin trung thực thông tin đến công luận và xin qúy vị, qúy chiến hữu khắp năm châu đang quan tâm đến Quyền Làm Người của dân Việt Nam lên tiếng giúp Dân Oan chúng tôi.

Việt Nam ngày 5 tháng 12 năm 2014

Nóng: Nhà văn Nguyễn Quang Lập (Quê Choa) bị bắt theo điều 258 Bộ Luật Hình sự

Dân Luận: Chủ blog Quê Choa, nhà văn Nguyễn Quang Lập vừa bị an ninh điều tra bắt đưa đi lúc 14:00 chiều nay ngày 6/12/2014.

Bắt vì điều 258 Bộ Luật Hình Sự

Theo tin từ Facebook Huy Đức, thì nhà văn Nguyễn Quang Lập vừa bị ANĐT đưa đi vào lúc 14:00 chiều nay. Được biết, công an bắt đầu khám xét nhà ông từ lúc 9:00 cùng ngày.

Hiện trường cuộc khám xét điều tra tại nhà nhà văn Nguyễn Quang Lập. 
Ảnh: FB Truong Huy San 
Nhà báo Huy Đức cho biết thêm: "An ninh chỉ mang đi máy tính, và một số bài viết, đoạn chat... in ra; họ để lại Hệ Thống Xã Hội Chủ Nghĩa của Kornai Janos và Bài Thơ Của Một Người Yêu Nước Mình của Trần Vàng Sao.

Vẫn chưa thấy lệnh khởi tố, vợ anh, chị Hồ Thị Hồng nói: "Anh Nguyễn Quang Lập căn dặn, yên tâm, nếu sau 9 ngày không thấy về thì chắc khoảng 3 năm"."

Nhà văn Nguyễn Quang Lập thường được biết đến với tên gọi Bọ Lập, và cũng là chủ nhân trangblog Quê Choa được nhiều người biết đến. Hiện nay trang blog của ông vẫn chưa bị kiểm soát và vẫn truy cập bình thường [Cập nhật: Blog Quê Choa đã không còn truy cập được lúc 16h30 ngày 6/12/2014]. Bài mới nhất trên trang ngày hôm nay có tựa đề "Vì sao cần cảnh giác với Viện Khổng tử?" đăng lại từ BBC. Một điều đáng lưu ý là các blogger bị bắt giữ gần đây với điều 258 đều có một điểm chung, đó là bày tỏ thái độ mong muốn thoát Trung của mình.
Bà Hồ Thị Hồng, vợ nhà văn Nguyễn Quang Lập. Ảnh: FB Truong Huy San 
Cuộc trấn áp mạnh mẽ các cây bút lề trái
Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn thường xuyên sử dụng điều 258 để cầm tù các blogger và các cây bút phản biện lại những sai trái bất công của nhà nước. Tiêu biểu trước đây như nhà văn Phạm Viết Đào, nhà báo Trương Duy Nhất, Facebooker Đinh Nhật Uy, Cô Gái Đồ Long, v.v...

Thế nhưng các vụ việc gần đây gợi ý rằng đang có một cuộc trấn áp mạnh mẽ với các blog lề trái được nhiều người đọc. Cách đây 9 ngày, chủ trang blog Người Lót Gạch - Giáo Sư Hồng Lê Thọ cũng vừa bị bắt đi vì điều 258 đã gây ngạc nhiên, làm xôn xao dư luận mạng và gây chú ý của các hãng thông tấn trong và ngoài nước. Vào tháng 5/2014 blogger Nguyễn Hữu Vinh, tức anh Ba Sàm cũng bị bắt đi khần cấp vì điều 258 Bộ Luật Hình Sự gây chấn động mạnh mẽ trong dư luận.

Việc bắt giữ blogger Quê Choa cũng khiến nhiều người bất ngờ. Blog Quê Choa có một lượng độc giả khá đông đảo, và ngoài đời nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng được nhiều người biết đến với các tác phẩm văn học của mình. Tại sao chính quyền Việt Nam lại dám ra tay với một nhân vật nổi tiếng như thế vào thời điểm này?

Khi được hỏi về suy nghĩ của mình trước vụ bắt bớ lần này, luật sư Vi K. Trần cho biết: "Tôi cho rằng chính quyền Việt Nam đang nỗ lực ngăn chặn việc chúng ta mong muốn thực hiện nhất, đó là huy động lực lượng quần chúng [cho sự thay đổi ở Việt Nam]. Bất kể chúng ta dùng hình thức gì để huy động quần chúng, họ sẽ tìm cách đánh phá. Những blogger bị bắt không phải chỉ vì họ viết hay viết đúng, mà vì họ đã kéo được nhiều độc giả vào đọc blog của họ."

Điều 258 đã bị dư luận trong nước và thế giới chỉ trích, lên án mạnh mẽ vì quá mơ hồ khiến nhiều ngòi bút, blogger trong nước bị cầm tù, tuy nhiên hiện nay nhà cầm quyền Việt Nam vẫn bất chấp mọi dư luận tiếp tục sử dụng điều luật vô lý này để giam cầm tiếng nói đấu tranh trong nước.

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Quang Lập

Nhà văn Nguyễn Quang Lập sinh năm 1956 tại Quảng Trạch – Quảng Bình. Ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, là một kỹ sư vô tuyến điện. Nhưng lại có duyên văn học và theo đuổi nghiệp văn như em trai ông - nhà văn Nguyễn Quang Vinh.

Ông tham gia quân đội từ 1980 - 1985, một số tác phẩm đầu tay của ông được viết trong thời kỳ này. Sau khi rời quân ngũ ông từng có thời gian công tác tại Nhà Xuất bản Kim Đồng và báo Sài Gòn Tiếp Thị.

Ông là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam. Là cây bút biên kịch nổi tiếng trong giới điện ảnh. Các tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều khán giả biết đến như: Đời cát (giải vàng Liên hoan phim Châu Á-Thái Bình Dương, giải Bông sen Vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 và nhiều giải thưởng khác), Thung lũng hoang vắng (giải Fipresci, Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13).

Năm 2008, sau những thành công về kịch bản cho các bộ phim, ông đã thành lập công ty Scripts, một công ty chuyên về kịch bản là công ty về kịch bản đầu tiên ở Việt Nam.

Cùng với trào lưu lập Blog trong giai đoạn đó, ông cũng đã thành lập Blog, trong vòng sau tháng đầu tiên theo đánh giá của báo An Ninh Thủ Đô có tới nửa lượt triệu truy cập. Blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập được gọi là chiếu rượu QUÊ CHOA - đây là một phương ngữ chỉ về quê hương của ông - tỉnh Quảng Bình.

Ngày 30 tháng 5 năm 2013, blog của Nguyễn Quang Lập (quechoa.vn) bị xóa tên trên Server, sau khi ông từ chối lời yêu cầu ban quản lý tên miền.vn, gỡ bỏ một số bài "nhạy cảm' và "xấu", sau đó ông đã chuyển bài vở mình về trang Quê Choa.

[*] Dân Luận sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc và thông tin đến bạn đọc.

_________________________________

Tin trên trang web Truongtansang.net:

(Thời sự) - Theo thông tin mới nhất chúng tôi nhận được, hồi 9:00 sáng ngày 06/12/2014, cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, sau đó ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú tại căn hộ B505 – Lô B2 – Chung cư Hoàng Anh – Gia Lai, 37 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.



Được biết ông Nguyễn Quang Lập chủ trang Blog Quê Choa bị bắt theo điều 258 Bộ luật hình sự. Trong một thời gian dài, ông Nguyễn Quang Lập đã viết và đăng tải lên mạng rất nhiều bài gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, như xúc phạm, bôi nhọ uy tín của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng lại đề cao vai trò của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang… 

Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Quang Lập để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trích Bộ luật Hình sự điều 258

Điều 258: Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Ngay sau đó trên các trang Facebook cá nhân đã đăng tải đưa tin về vụ việc này:

Trên trang Facebook Nhà văn Nguyễn Quang Vinh chia sẻ: “Nhà văn Nguyễn Quang Lập (anh trai tôi), chủ trang Blog Quê Choa bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt lúc 14g hôm nay, thứ 7, theo điều 258 Bộ luật hình sự. Những thông tin khác thông báo sau.”

Trên trang Facebook của ông Trương Huy San (Osin Huy Đức) chia sẻ: “Nguyễn Quang Lập vừa bị ANĐT đưa đi lúc 2:00 hôm nay, 6-12-2014; cuộc khám xét bắt đầu lúc 9:00 sáng nay”. Sau đó trang FB của Trương Huy San đưa tiếp: “An ninh chỉ mang đi máy tính, và một số bài viết, đoạn chat… in ra; họ để lại Hệ Thống Xã Hội Chủ Nghĩa của Kornai Janos và Bài Thơ Của Một Người Yêu Nước Mình của Trần Vàng Sao. Chưa thấy lệnh khởi tố, vợ anh, chị Hồ Thị Hồng nói: “Anh Nguyễn Quang Lập dặn, yên tâm, nếu sau 9 ngày không thấy về thì chắc khoảng 3 năm”.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Tự tử tại đồn công an sau khi bị bắt vì trộm gà

(Dân trí) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đang xác minh, làm rõ nguyên nhân một vụ tự tử trong phòng giam giữ Công an huyện Hưng Hà của đối tượng bị bắt vì nghi ăn trộm gà.

Đó là đối tượng Trần Giang Nam (SN 1971, trú tại thôn Quyết Tiến, xã Hồng An, Hưng Hà, Thái Bình) được phát hiện đã treo cổ tự tử vào khoảng 17h ngày 5/8 tại phòng tạm giữ Công an huyện Hưng Hà.

Theo thông tin ban đầu, rạng sáng 5/8, Trần Giang Nam cùng Trần Đình Phong (SN 1992, trú tại thôn Dương Khê, xã Thái Hưng, Hưng Hà) sang thôn Đồng Phú, xã Độc Lập (Hưng Hà) để trộm gà.

Đến nơi, hai đối tượng này đã cùng đột nhập vào 4 nhà dân để thực hiện hành vi trộm cắp.

Ngôi nhà nơi đối tượng Nam sinh sống
Trên đường mang “chiến lợi phẩm” về Thị trấn Hưng Nhân (huyện Hưng Hà) để tiêu thụ, Nam và Phong đã “chạm trán” với một Tổ tuần tra. Phong bỏ chạy, còn Nam bị Tổ tuần tra này “tóm gọn” với tang vật là 21 con gà có tổng trọng lượng 31 kg, cùng xe máy và một số dụng cụ trộm gà.

Tổ tuần tra đã dẫn giải Nam về Công an huyện Hưng Hà để xác minh, làm rõ. Đồng thời Nam cũng bị lực lượng chức năng tạm giữ tại đây để đấu tranh, khai thác.

Khoảng 16h cùng ngày, Phong đến Công an huyện Hưng Hà để đầu thú và khai nhận vi trộm cắp của mình.

Đến 17h, cán bộ điều tra đi qua thì phát hiện Trần Giang Nam đã treo cổ tự tử bằng dây vải được xé từ chăn trong phòng tạm giữ. Lực lượng chức năng đã kịp thời có mặt, chặt đứt dây treo và đưa Nam đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa Hưng Hà, nhưng đối tượng đã tử vong sau đó.

Tiếp nhận thông tin vụ việc, Công an tỉnh Thái Bình đã phối hợp với các lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường để hành khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Theo thông tin, địa phương xác minh Nam là một đối tượng nghiện ma túy, trước đây đã có 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản.

Quốc Cường – Xuân Thái

Nguồn: Dân Trí

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Nguyên Thọ - Nông dân Dương Nội biểu tình trước Bộ công an sáng 12/8/2014


Nguyên Thọ, cộng tác viên Dân Luận
Tác giả gửi tới Dân Luận


Bức xúc trước việc nhà cầm quyền Việt Nam không giải quyết thỏa đáng chuyện thu hồi đất đai của nông dân Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội), sáng 12-8 hơn 60 người tiếp tục xuống đường biểu tình đòi quyền con người mà cụ thể là quyền tư hữu đất đai, yêu cầu nhà cầm quyền thả những người bị bắt trước đó. Lần biểu tình này là lần thứ 3 của nông dân Dương Nội trong tháng 8-2014.

Xuất phát lúc 9 giờ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, đoàn biểu tình của nông dân Dương Nội tuần hành đến trụ sở Bộ công an số 1, Nguyễn Thượng Hiền. Trên đường đi hai người con của nhà hoạt động Cấn Thị Thêu là Trịnh Bá Phương và Trịnh bá Tư căng khẩu hiệu "Quyền con người cho bố mẹ tôi". Những người khác có các khẩu hiệu như là:

 "Phản đối công an bắt người vô tội!",

"Bảo vệ quyền con người"

"Trả tự do cho người vô tội!"

"Bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác!"

Theo sát đoàn là một xe ô tô của công an quận Hà Đông và an ninh phường Dương Nội. Một số người dân trên đường đi đã đem nước và bánh cho những người biểu tình. Khi đến trước trụ sở Bộ CA, bà con đấu tranh để được vào nộp đơn trình báo về vụ việc Trịnh Bá Phương bị tấn công ngày 7-8 vừa qua khi đi biểu tình.

Lúc 14 giờ, anh Trịnh Bá Phương cùng 4 người khác được vào trụ sở Bộ CA nộp đơn. Tiếp anh Phương là người công an tự xưng Trưởng ban tiếp dân của Bộ CA. Ông ấy đồng ý nhận đơn và hứa sẽ gửi thông báo đến bà con sau.

Anh Phương cho biết: 'Thái độ ông ấy rất bình thường thậm chí còn tỏ ra ủng hộ bà con. Ông ấy có nói là khi đi đường mà gặp côn đồ thì chúng em có quyền tự vệ chính đáng, và công nhận việc thu hồi đất là việc đầu cơ đất đai, có khuất tuất. Gia đình ông ấy cũng bị thu hồi đất nên khá đồng cảm. Ông còn cho biết thêm là bà con làng xóm ở quê ông ấy là Mỹ Đức, Hà Nội cũng bị bắt giam 10 người...'

Sau khi nộp đơn bà con Dương Nội tự giải tán và ra về an toàn. Một người trong đoàn cho biết người dân Dương Nội sẽ biểu tình tiếp tục cho đến khi nào quyền con người được tôn trọng, và thả những người dân bị bắt oan trước đó.




Nguồn: Dân Luận 

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Nguyên Thọ - Biểu tình đòi quyền con người của nông dân Dương Nội 7/8/2014

Bà con Dương Nội biểu tình sáng 7/8/2014
Lúc 10 giờ ngày 7/8/2014 anh Trịnh Bá Phương đã bị côn đồ tấn công khi cùng nông dân Dương Nội biểu tình đòi nhân quyền cho người dân.
Đoàn nông dân Dương Nội khoảng 100 người, xuất phát lúc 9 giờ ngày 7-8, tuần hành từ Quốc Tử Giám đến đại sứ quán Đức ở đường Trần Phú, Hà Nội. Trên đường đi có rất nhiều nhân viên an ninh thường phục, công an, dân phòng... đi theo. Một số đã buông lời đe dọa những người nông dân này. Theo anh Trịnh Bá Phương thì bà con đã đem theo một số biểu ngữ như là:
"Quyền con người cho dân oan Dương Nội!"
"Bảo vệ quyền con người!"
"Bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác!"
"Trả lại ruộng đất cho dân cày, trả tự do cho người vô tội!"
Khi đến gần đại sứ quán Đức, bà con Dương Nội bị chặn lại, anh Thanh cho biết đã bị một tên côn đồ đấm vào bụng anh và đánh vào máy điện thoại mà anh đang quay phim. Đoàn người biểu tình ở phía trước cơ quan của Mặt trận tổ quốc Việt Nam lúc 11 giờ và sau đó nghỉ ngơi giải tán tại đây.
Được biết Dương Nội là một phường thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam. Phường này nằm cách trung tâm Hà Nội 14 km, cách trung tâm Hà Đông 3 km.
Lâu nay những hộ dân tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội liên tục khiếu kiện đến các cấp trung ương về việc thu hồi đất mà không được sự đồng ý của người dân, cũng như dự án không triển khai để đất hoang suốt sáu năm qua. Thế nhưng các cấp đùn đẩy và không trả lời thỏa đáng cho người dân.
Ngày 25-4 vừa qua có 3 người dân Dương Nội bị bắt khi chống cưỡng chế đất là Trịnh Bá Khiêm, Lê Văn Thanh và Cấn Thị Thêu. Ngày 22-7, bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Hà Đông cho thấy cả 3 người điều bị truy tố theo khoản 1, điều 257 BLHS: Tội chống người thi hành công vụ:
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.










Nguồn: Dân Luận

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Thôi đừng dạy nhau yêu nước

Chào cờ trên đảo Trường Sa. Ảnh: Internet
Khi những hình ảnh đối đầu trên biển Đông giữa các lực lượng của ta và Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền lãnh hải, lập tức khắp nơi lòng người sục sôi. 
Trên những trang mạng xã hội tràn ngập những dòng chữ kêu gọi, bày tỏ sự sẵn sàng "đáp lời sông núi". Và cũng gần như ngay lập tức xuất hiện những người tỏ ra cao đạo, đứng trên đám đông khi gọi đó là "anh hùng bàn phím", "yêu nước trên mạng", "chém gió"...
Trong những người thích tỏ ra đứng trên nhân quần đó có cả những người đã tạo được chút tên tuổi trong lĩnh vực của mình. Vì vậy, những gì họ viết ra thường được một số người ủng hộ, xem đó như kim chỉ nam trong ứng xử với những người quanh mình.
Tựu chung, lý lẽ của những người này vẫn là dạy người khác nên làm gì đó "thực chất" trong cuộc sống chứ đừng hô hào suông. Điều này không sai nhưng nếu hiểu rằng đời sống thường nhật với gánh lo cơm, áo mà ai cũng có và những giây phút sục sôi lòng yêu nước, thậm chí phải thét lên giữa đêm khuya cho hả nỗi ấm ức trong lòng hoàn toàn là những thứ có thể song hành thì có lẽ họ đã không khiến người khác khó chịu vì cách lên giọng của mình.
Thế nào là "làm", thế nào chỉ là "nói"? Nếu đó là một người lâu nay vẫn sợ hãi, nay vượt qua được chính nỗi sợ vu vơ để bày tỏ lòng yêu nước công khai bằng những câu chữ sục sôi, đó là "làm" hay "nói"!
Tác giả của những lời kêu gọi yêu nước trên mạng có thể là một anh sinh viên lâu nay ít quan tâm hay vẫn còn nhiều e dè với thời cuộc. Có thể là một cô nhân viên công sở vẫn hay lo toan chuyện chồng con, xăng lên gạo xuống, lâu nay chẳng biết Trường Sa khác Hoàng Sa chỗ nào. Cũng có thể là một người lâu nay vốn quen sử dụng internet và mạng xã hội vào mục đích giải trí.
Vậy đó, lẽ ra phải mừng khi đám đông giờ đây đã quan tâm đến hiện tình đất nước, quan tâm đến những điều vượt lên trên những lo toan hằng ngày thì vẫn có những người thích tìm một chỗ đứng cao hơn mọi người để lên giọng dạy người đời cách yêu nước. Ngoại trừ những lời lẽ kích động, hung hăng, cần phải nói với những người này rằng mọi phương cách bày tỏ lòng yêu nước đều đáng quý như nhau.
Lòng yêu nước của ai cũng đều đáng được trân trọng, từ ông đại tướng cho đến người binh nhất, từ ông chủ tịch nước đến một người chạy chợ hằng ngày. Lên giọng với người khác về phương cách thể hiện lòng yêu nước là đã tự đặt mình đứng trên đầu thiên hạ. Đứng cao ắt dễ ngã.
Hãy nhớ rằng ai ai cũng có quyền bày tỏ lòng mình khi đất nước gặp cơn gian nan. Thôi đừng dạy nhau phải yêu nước thế nào.
Trung Bảo

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Về cấm xuất cảnh và hủy hộ chiếu

VRNs (26.04.2014) – Sài Gòn – VN Tuần qua – Thưa quý vị, trong thời gian vừa qua, nhà cầm quyền đã và đang lạm quyền, bất chấp pháp luật cấm xuất cảnh các nhà hoạt động đấu tranh Dân chủ ở VN như Nhà báo Phạm Chí Dũng, Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhiều Bloggers như Blogger Hoàng Vi, Blogger Châu Văn Thi, Blogger Huỳnh Trọng Hiếu… cũng như nhiều vị Chức sắc Tôn Giáo… Tất cả những người bị nhà cầm quyền không cho xuất cảnh thì không hề nhận được một thông báo nào cho biết họ bị nhà cầm quyền cấm xuất cảnh, lý do vì sao họ bị cấm xuất cảnh, và họ bị cấm xuất cảnh từ khi nào. Tất cả những người này, chỉ được biết họ không được xuất cảnh khi họ khi làm thủ tục ở sân bay, khi mà họ đã chuẩn bị cho công việc làm ăn của họ, cũng như mua vé máy bay…

Để quý vị hiểu rõ hơn những quy định cấm xuất cảnh của nhà cầm quyền được quy định như thế nào, đặc biệt nhà cầm quyền đã “tùy tiện” áp dụng pháp luật, “tùy tiện” cấm xuất cảnh… công dân VN. Sau đây, VNTQ rất hân hạnh được tiếp chuyện với cha Giuse Đinh Hữu Thoại về chủ đề này.

Con xin chào cha.

Pv.VRNs: Thưa Cha, với tư cách Hội trưởng Hội những người bị cấm xuất cảnh, Cha có thể cho mọi người rõ về các qui định cấm xuất cảnh của nhà cầm quyền Việt Nam?

Lm Đinh Hữu Thoại: Thực ra, cũng nói rõ, Hội trưởng chỉ là để các anh chị em liên lạc, thông tin khi cần thiết, không phải chức vụ gì ghê gớm…Trước khi đi vào trả lời câu hỏi của HT, tôi hỏi ngược lại, HT có thể chia sẻ lại sự kiện HT bị cấm xuất cảnh thời gian gần đây như thế nào?

Pv.VRNs: Dạ, như Cha và nhiều người đã biết, con bị nhà cầm quyền ngăn chặn xuất cảnh đi Hoa Kỳ để thực hiện sứ vụ truyền thông của Truyền thông Chúa Cứu Thế vào tối ngày 13.04.2014. Tại Sân bay Tân Sơn Nhất, Thượng tá Vũ Xuân Ái và nhiều công an, an ninh và những người mặc thường phục khác đã giữ con trái phép tại căn phòng nhỏ, cưỡng bức không cho con rời khỏi phòng, tịch thu hộ chiếu mà không chiu lập Biên bản tịch thu mặc dù con yêu cầu. Sau khi đạt mục đích ngăn chặn xuất cảnh, nghĩa là khi máy bay đã bay, họ lại cưỡng bức con rời khỏi căn phòng…bằng nhiều “biện pháp nghiệp vụ” như dọng thẳng tay vào cổ của con, lôi kéo, lăng mạ…xúc phạm thân thể, danh dự nhân phẩm công dân…đối xử như tội phạm trước mặt nhiều hành khách trong và ngoài nước.

Lm Đinh Hữu Thoại: Trở lại vấn đề, phải nói là nhà cầm quyền Việt Nam có “tài” trong cách dùng từ ngữ. Về xuất – nhập cảnh, Điều 13 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền khẳng định: 1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia. 2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở. Điều 23 Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng qui định giống như vậy là: .Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Có điều họ thêm cụm từ: Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Chính đây là cái mà nhà cầm quyền cần để vận dụng khi cần thiết. Họ có thể tùy tiện đưa ra các văn bản gọi là “qui định pháp luật” do chính họ ban hành, chỉ nhằm bảo vệ nhà cầm quyền, tùy tiện hạn chế quyền tự do của công dân, mà đối với nhà cầm quyền, chỉ đơn giản là “không thích”, “không muốn” cho người này, người kia xuất cảnh. Cũng vậy, để tránh né cụm từ “cấm xuất cảnh” dễ bị lên án, họ dùng cụm từ “chưa được xuất cảnh”, mà thực tế còn nặng hơn cấm xuất cảnh. Bởi vì, nếu cấm, công dân sẽ biết rõ để tránh né… Đằng này, họ “chưa cho” mà không thông báo nên nhiều khi công dân chuẩn bị công việc làm ăn, mua vé máy bay… và chỉ biết mình không được xuất cảnh khi làm thủ tục ở sân bay.

Pv.VRNs: Cha có nói đến việc “tùy tiện” áp dụng pháp luật, “tùy tiện” cấm xuất cảnh…Cha có thể nói rõ hơn không ạ?

Lm Đinh Hữu Thoại: Tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam qui định 7 trường hợp Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh là:

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

Như vậy cái tùy tiện nằm ở khoản 6 này. Tất cả các trường hợp kia đều rõ ràng, phải có các quyết định, bản án…xác định, còn khoản 6 thì không rõ ràng. Hành vi thế nào, mức độ ra sao, cần phải có dấu hiệu, chứng cứ cụ thể nào để xác định là chưa được xuất cảnh vì để “bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”? Không có một tiêu chí rõ ràng, dẫn đến tùy tiện của cơ quan chức năng…nhà cầm quyền có thể “thích” hoặc không “thích”, thấy “cần” hoặc “chưa cần” cấm người này, người kia…hoàn toàn dựa theo suy đoán riêng cá nhân mà không dựa theo bất kỳ nguyên tắc pháp luật nào. Cái tùy tiện khác nữa nằm ở chỗ thực thi việc cấm xuất cảnh.Theo qui định, thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh, đối với trường hợp “vì lý do an ninh…” thuộc về Bộ trưởng Bộ Công an (theo qui định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định 136/2007/NĐ-CP).Thế nhưng, tôi được biết, chưa có trường hợp bị cấm xuất cảnh nào được cho xem quyết định của Bộ trưởng bộ công an, thậm chí, nhà cầm quyền còn trắng trợn vi phạm pháp luật khi ghi rõ trong Biên bản cấm xuất cảnh là “theo đề nghị” của công an này, công an kia…

Pv.VRNs: Còn việc thu giữ hộ chiếu, như trường hợp công an cửa khẩu Tân sơn nhất tịch thu hộ chiếu số B7395142 của con thì sao ạ?

Lm. Đinh Hữu Thoại: Đây cũng là việc làm tùy tiện, không tuân thủ qui định pháp luật. Cụ thể, Điều 24 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP qui định: Người thuộc diện chưa được xuất cảnh, thì chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam. Trường hợp đã cấp thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an thực hiện việc hủy giá trị sử dụng giấy tờ đó.Như vậy, không thể tịch thu hộ chiếu đã cấp, vì lẽ đơn giản đây là giấy tờ giá trị, hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân.Không thể bị “tịch thu” mà chỉ có thể “hủy giá trị sử dụng” và cơ quan có thẩm quyền làm việc này là “Cục quản lý xuất nhập cảnh, bộ công an.” Công an cửa khẩu tịch thu hộ chiếu công dân là tùy tiện, trái pháp luật.
Thượng tá Vũ Xuân Ái – công an cửa khẩu TSN- luôn tùy tiện cấm công dân xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu, với câu nói cũng rất tùy tiện “Tôi là luật!” 
Cũng cần nhắc đến Chỉ thị số 29/2007/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân có qui định: Giữ gìn và sử dụng hộ chiếu phổ thông đúng pháp luật là quyền và trách nhiệm của cá nhân được cấp hộ chiếu. Các cơ quan, đơn vị không thu giữ hộ chiếu phổ thông của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài.

Hộ chiếu phổ thông của công dân chỉ bị thu giữ trong trường hợp người mang hộ chiếu vi phạm pháp luật Việt Nam, bị cơ quan có thẩm quyền quyết định thu giữ.

Ngay tại chỉ thị này, chúng ta cũng có thể thấy sự tùy tiện ra chỉ thị của ông thủ tướng.Trong khi Nghị định qui định “hủy giá trỉ sử dụng” hộ chiếu thì Ông ta tùy tiệnchỉ thị “thu giữ” hộ chiếu.Trong khi Điều 52 Hiến pháp 1992 và Điều 16 Hiến pháp 2013 qui định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thế nhưng Ông ta lại tùy tiện chỉ thị: Các cơ quan, đơn vị không thu giữ hộ chiếu phổ thông của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài, còn hộ chiếu phổ thông của công dân thì … bị thu giữ. Thế cán bộ, công chức, viên chức không phải là công dân à? Hay họ là công dân “siêu hạng”?

Nhưng cũng cần ghi nhận, tại chỉ thị này nói rõ “chỉ bị thu giữ khi vi phạm pháp luật và có quyết định thu giữ của cơ quan có thẩm quyền” mà trong trường hợp chúng ta đang đề cập, cơ quan có thẩm quyềnphải là “cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an”.

Pv.VRNs:Vậy thưa Cha, trường hợp như của con, bị công an tùy tiện cấm xuất cảnh, tùy tiện tịch thu hộ chiếu thì con phải làm gì?

Lm Đinh Hữu Thoại: Thế HT đã làm gì?

Pv.VRNs: Thưa Con đã thực hiện quyền khởi kiện Thượng tá Vũ Xuân Ái về hành vi hành chính trái phép ngăn chặn con xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu. Song song đó, con cũng đòi ông ta phải bồi thường vật chất và tinh thần đối với hành vi trái pháp luật do ông ta gây ra. Đồng thời, con cũng tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự tội “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” theo Điều 282 BLHS do Ông ta không có quyền mà ngăn chặn con xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu của con; tội “giữ người trái pháp luật” theo Điều 123 BLHS khi không có lệnh, quyết định gì mà công an cửa khẩu dưới quyền của ông Vũ Xuân Ái ra lệnh buộc con không được rời khỏi phòng làm việc của Ông Ái, cũng như lệnh cho thuộc cấp dùng các biện pháp cưỡng chế buộc con phải ở lại trong phòng…; và tội “làm nhục người khác” theo Điều 121 BLHS vì Ông ta ra lệnh cho thuộc cấp dùng các “biện pháp nghiệp vụ” dọng thẳng tay vào họng con, có lời lẽ và hành động xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm con- như khống chế, đè cổ như tội phạm- trước mặt hành khách trong và ngoài nước…

Lm Đinh Hữu Thoại: HT đã thực hiện đúng quyền của mình khi bị xâm phạm tự do. “Chúng ta có quyềnvì chúng talà con người”. Dĩ nhiên, nhà cầm quyền sẽ không dám công khai xét xử, nhưng việc làm của chúng ta là cần thiết để phản kháng trước hành vi tội ác ngày càng công khai, trắng trợn…của những người nhân danh pháp luật.Chào mừng HT, một thành viên mới của Hội những người bị cấm xuất cảnh.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

19 điều nhà dân chủ không được làm

(Đoan Trang)- 18/4/2013


Sau một thời gian tìm hiểu, ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhà bất mãn với các nhà dân chủ, thiết nghĩ đã đến lúc cộng đồng mạng soạn thảo một nghị quyết về “19 Điều Nhà Dân Chủ Không Được Làm” để kịp thời chấn chỉnh những tiêu cực, hạn chế còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ các nhà dân chủ.


Theo các nhà bất mãn với các nhà dân chủ, thì một nhà dân chủ thực thụ, không phải “dân chủ giả cầy”, nhất định phải là người có các đặc điểm sau:

1. Có gia đình ổn định (tức là có vợ/ chồng giá thú đàng hoàng), chỉ có từ 1 đến 2 con theo đúng chính sách dân số của Nhà nước. Không được quan hệ nam nữ không trong sáng, không được độc thân, không được ly dị, không được lấy nhiều hơn một chồng/vợ.

2. Gia đình hòa thuận êm ấm, kinh tế cũng phải khá giả, bởi vì “ông không lo được cho vợ con mình thì lo được cho ai?”. Không được nghèo.

Nhưng phải chú ý là nếu giàu quá thì cũng có thể mang tiếng “ăn đủ rồi giờ quay sang làm cách mạng”, hoặc “nhà giàu vợ đẹp, đang ăn sung mặc sướng thế đi chống đối làm gì không biết, chắc lại hoang tưởng, thích làm lãnh tụ, điên”.


3. Ăn ở hòa thuận, đoàn kết với láng giềng; nhất thiết là không được để hàng xóm mất lòng, cấm cãi cọ, tranh giành. 

4. Con ngoan: Phải là con có hiếu, tốt nhất không bao giờ cãi bố mẹ, vì nếu không sẽ gây dư luận về “thằng con trời đánh thánh vật”, “bất hiếu bất nghĩa”, “bố đẻ nó, nó còn chả coi ra gì thì nó coi ai ra gì”.

5. Trò giỏi: Phải có thành tích tốt trong học tập suốt những năm tháng ngồi dưới ghế, à nhầm, trên ghế nhà trường XHCN, ít nhất là không bao giờ đội sổ, vì nếu không khi trở thành nhà dân chủ sẽ bị mang tiếng: “Ối cái thằng ấy tao còn lạ gì, hồi nhỏ học cùng tao, học dốt nhất lớp, toàn quay cóp bài”.

6. Có bằng cấp, học hàm, học vị có thể là một lợi thế, vì nếu học ít, sẽ bị đánh giá là “thất học”, “trình độ học vấn không hết lớp 9”, “cấp ba trường làng”, v.v. Nhưng bằng cấp cũng không nhất thiết là lợi thế, vì nếu là tiến sĩ chẳng hạn, thì lại mang tiếng kiểu khác: “trí thức không bằng cục phân”, “trí thức ở Việt Nam ấy mà, tâm với tầm cũng chỉ ở cái hạng đấy thôi”.


7. Làm rất nhiều nhưng nói rất ít, tốt nhất là phải âm thầm lặng lẽ, không nói, không viết trên mạng hay ba hoa xích tốc ngoài quán là mình đã làm những việc như thế, như thế, nếu không là thành “anh hùng bàn phím”, “nổ văng miểng”, “chém gió”, “kể công” ngay.

Cái này thì giống như các cán bộ tham gia giúp dân cải cách ruộng đất được mô tả trong tiểu thuyết Ly Thân của nhà văn Trần Mạnh Hảo: Đến nhà dân, “không thấy ăn thấy uống, chỉ thích rửa chén giùm”. Nói chung là nhà dân chủ phải im lặng, làm nhiều mà phát biểu ít, ăn ít (nhất là không ăn thịt chó). 

Tuy nhiên, riêng nếu an ninh yêu cầu ký xác nhận vào bài viết của mình (do các đồng chí ấy in từ trên mạng ra) thì lại phải ký ngay, đàng hoàng, công khai, nêu rõ cả tên tuổi, địa chỉ, số CMT, bởi nếu không thì chả hóa ra “mình làm, mình viết rồi không dám nhận à”. 

8. Không được cực đoan khi nhìn nhận về Nhà nước – bên cạnh những cái gọi là “chưa được” thì phải ghi nhận cả mặt tốt, mặt thành tựu, mặt Nhà nước đã đạt được, thế mới khách quan, đa chiều.

9. Không được chửi bậy, văng tục trên mạng.

10. Khi được các dư luận viên hạ cố vào chửi (hay là “phản biện”, theo cách nói của các dư luận viên), thì không được nổi nóng chửi lại, phải trao đổi ôn hòa, có lý lẽ, lập luận.

11. Không được remove và block ai trên Facebook, không được xóa comment – ơ kìa, dân chủ cơ mà, tôn trọng tự do ngôn luận cơ mà hố hố… (lời dư luận viên).

12. Không tham gia đảng phái, vì “đảng nào thì cũng chỉ vì quyền lợi của đảng ấy thôi chứ nghĩ gì đến dân”.

13. Không nhận tiền tài trợ của bất cứ cá nhân, tổ chức nào, đặc biệt là không nhận tiền nước ngoài. 

14. Không được có các mối quan hệ quốc tế, vì như thế là “cầu viện nước ngoài”, “bán rẻ Tổ quốc”, hoặc nói một cách nhẹ nhàng hơn là “vọng ngoại, việc của Việt Nam phải để người dân Việt Nam tự giải quyết”. 

* * *

Trên đây là 14 yêu cầu căn bản đối với một nhà dân chủ, theo “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ”. Ngoài ra, còn 4 yêu cầu nữa do các giới khác nhau trong xã hội đưa ra, theo đó nhà dân chủ:

15. Không nên là người miền Bắc, vì “dân Bắc Kỳ” xảo trá, lươn lẹo, nằm trong lòng chính quyền, tóm lại là không tin được.

16. Không nên là dân oan, vì “chẳng qua là bất mãn, hằn học thôi chứ dân chủ dân chiếc gì”.

17. Không nên là người Công Giáo, Tin Lành… vì “cái đám tôn giáo vong bản, vọng ngoại, hồi xưa theo Tây bán nước, bây giờ thì cũng chỉ thờ Chúa của tụi nó thôi chứ làm gì có quê hương đất nước nào”.

18. Không nên là “thành phần thứ ba” thời trước 1975, vì “xưa mấy ổng thân cộng lắm mà, giờ về già ăn đủ rồi thì quay ra phản tỉnh, ai mà tin”.

* * *

19. Và cuối cùng, nhà dân chủ phải là người mà sau khi đọc hết những điều trên đây thì không được than “Ôi làm nhà dân chủ khó thế, kiểu này là thánh con mẹ nó rồi”. Bởi vì dư luận viên sẽ mắng ngay: Đã chấp nhận đấu tranh dân chủ thì phải như vậy mới được chứ, không chịu nổi thì đừng tự vỗ ngực nữa!

Ảnh: Nguyễn Lân Thắng

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

"Một nhân cách lớn vừa ly trần"


(Châu Văn Thi)- Đêm ngày 03/04/2014, khi đang ngồi ở một quán cafe nhỏ, miên man nghe những bài ca buồn của nhạc Trịnh Công Sơn, bỗng chuông điện thoại reo vang. Bên kia bạn tôi thút thít : "Em ơi, Thầy Định vừa mới qua đời rồi." Tôi buông điện thoại xuống, tay chân rụng rời và không tin nổi vào những gì mình vừa nghe. Vừa mới xem những hình ảnh Thầy rửa tội vào Đạo Thiên Chúa, vừa mới nghe tin Thầy tỉnh lại sau những ngày bất tỉnh, vậy mà... Vẫn biết bệnh tình Thầy đã rất yếu, với căn bệnh ung thư bao tử giai đoạn cuối đã di căn, mà sao vẫn nghẹn ngào rơi lệ...

Tiểu sử Thầy Đinh Đăng Định

Thầy Đinh Đăng Định sinh năm 1963, tại tỉnh Hải Dương. 

Thầy là con thứ năm trong gia đình có 6 anh em. Thầy có vợ là cô Đặng Thị Dinh (SN 1962), hiện trú tại số nhà 214, đường Nơ Trang Long, khối 4 – thị trấn Kiến Đức – huyện Đăk R’Lấp – tỉnh Đăk Nông. Thầy Định có 03 con, lớn nhất sinh năm 1988, nhỏ nhất sinh năm 1995.

Quá trình hoạt động


Từ nhỏ Thầy sống với bố mẹ đi học văn hóa tại xã Hiệp Hòa huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương. 

Từ năm 1980 đến 1985 là sinh viên khoa Hóa, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

Từ tháng 12/1985 đến 01/3/1988 là giáo viên trường Sỹ quan phòng hóa, thuộc Binh chủng Hóa học ở Sơn Tây – Hà Nội. 

Cuối năm 1988 đến 1991 công tác tại Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao – Vĩnh Phúc. 

Từ năm 1991 đến đầu năm 1994 công tác tại Nhà máy Supe phốt phát Long Thành – Đồng Nai. 

Từ đầu năm 1994 đến cuối giữa năm 1995 công tác tại Công ty sản xuất thuốc trừ sâu Kosvida ở Huyện Thuận An – Bình Dương. 

Từ 1995 đến 1998 công tác tại công ty sản xuất phân bón con cò ở huyện Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Từ năm 1998 đến 2000 là giáo viên trường PTTH Bán công Bình Long (nay là trường THPT Nguyễn Huệ) huyện Bình Long – Bình Phước. 

Từ năm 2000 đến 2007 là giáo viên trường THPT Phạm Văn Đồng huyện Đăk R’Lấp. 

Từ 2007 đến ngày bị bắt là giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn huyện Tuy Đức – Đăk Nông. 

Giai đoạn Thầy bắt đầu lên tiếng

Từ đầu năm 2010 Thầy đã viết những bài đỏi hỏi đa nguyên, đa đảng cho đất nước Việt Nam. Thầy ký tên , thu thập chữ ký cho kiến nghị đòi dừng Dự án Bauxite. Thầy cũng có những bài viết phản đối việc nhà cầm quyền cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Đăk Nông, gây nên những hiểm họa về môi trường, cũng như đe dọa an ninh quốc gia ở một vùng đất nhạy cảm như Tây Nguyên. Những tháng gần đây, những hiểm họa mà Thầy dự báo đã thành hiện thực khi TKV liên tục kêu ca về những thua lỗ, phải tính đến phương án hạ mức an toàn của các hồ chứa bùn đỏ để giảm chi phí, giảm thua lỗ...

Giai đoạn tạm giam, và xử án Thầy

Ngày 21/10/2011 Thầy Định bị bắt tạm giam tại trại tạm giam công an tỉnh Đăk Nông, trong khi tin từ Lybya xa xôi báo về sự sụp đổ của chế độ độc tài Gaddafi.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 9/8/2012, toà án tỉnh Đăk Nông  đã tuyên án nhà giáo Đinh Đăng Định 6 năm tù giam về tội "Lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”, hoạt động và tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam theo điều 88 Bộ Luật hình sự trong một phiên tòa không có luật sư bào chữa cho ông Định tham dự, bên trong phòng xử đa số là công an.

Phiên tòa phúc thẩm ngày 21/11/2012 (sau ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam 1 ngày) tòa án tỉnh Đăk Nông y án đối với Thầy.

Giai đoạn Thầy phát bệnh

Sau vài tháng thụ án ở trại An Phước, thầy Định bắt đầu có triệu chứng đau dạ dày: nôn ói, xuất huyết, đau bụng, xuống ký, mệt mỏi tột độ v.v... Gia đình thầy đã làm đơn chạy xin khắp nơi cho thầy được khám bệnh và trị bệnh nhưng cán bộ trại giam vẫn làm lơ.

Hồi ngày 05/09/2013, ông Định cấp cứu tại bệnh viện 30 Tháng 4 Sài Gòn. Đến ngày 18/09, ông Định mổ cắt bỏ 3/4 dạ dày. Sau đó, bác sĩ cho biết, ông Định đang bị ung thư dạ dày

Mặc dù bị bệnh nan y, thầy Định vẫn phải thọ án và không được chữa trị đúng mức. Khi căn bịnh đã di căn, thầy vẫn chỉ được tiếp dung dịch và thức ăn lỏng, trong khi gia đinh vẫn phải trả tiền viện phí mỗi ngày. Ngoài ra quanh giường thầy còn có công an canh gác và máy quay phim đặt 24/24. Bạn bè không được vào thăm, còn gia đình vào thăm muốn chụp hình làm kỷ niệm cũng bị cấm đoán. 

Giai đoạn "đặc xá"

Ngày 18/12/2013, các Đại sứ quán gửi thông cáo đến nhà cầm quyền yêu cầu phóng thích hoặc can thiệp chữa trị cho Thầy Đinh, nhưng nhà cầm quyền vẫn làm ngơ. 


Ngày 15/02/2014 Thầy được hoãn thi hành án trong vòng 12 tháng vì bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Tính đến ngày 15 thì Thầy đã thụ án được hơn 27 tháng tù giam.

Ngày 15/03/2014 gia đình ông, dù không phải là Kitô hữu, đã đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu giúp Sài Gòn nằm trên đường Kỳ Đồng tham dự một giờ Hành hương Đức Mẹ và một thánh lễ để cầu nguyện đặc biệt cho ông. Sau đó một ngày gia đình đưa ông bằng xe cấp cứu trở về quê nhà ở Đăk Nông.

Sáng ngày 21/03/2014, gia đình Thầy Đinh Đăng Định ở Đắk Nông nhận được thông báo Chủ tịch Nhà nước Trương Tấn Sang quyết định đặc xá cho tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, chiếu theo Điều 21 và Điều 22 Luật Đặc xá, công văn số 604/QĐ-CTN ngày 10/03/2014.

Tối ngày 21/3/2014 trả lời đài VOA sau khi nhận tin được đặc xá, Thầy Định chia sẻ: “Cảm tưởng của tôi, tôi thấy với cá nhân tôi được hoàn toàn tự do. Còn về ý nghĩa thực, cái lệnh này cũng không mang lại giá trị gì nữa cả bởi vì tôi cũng đã sắp sửa kiệt hết sức rồi.”

Những ngày cuối đời

Những ngày tháng cuối đời, Thầy định được rất nhiều bạn bè, anh chị em đấu tranh cho dân chủ nhân quyền từ khắp mọi miền đất nước đến thăm hỏi và động viên. Mặc dù sức khỏe Thầy đã rất yếu nhưng ỳ chí Thầy vẫn mong một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền.

Sáng ngày 03/04/2014 Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã làm lễ rửa tội, đón Thầy Định chính thức làm con cái của Thiên Chúa với tên thánh Phêrô Đinh Đăng Định.

21 giờ 35 phút tối 03/04/2014, Thầy Đinh Đăng Định trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay của vợ và các con Thầy và thanh thản về với Thiên Chúa.

Thầy Định đã ra đi để lại cho đời sự tiếc thương vô hạn về một nhân cách lớn của một nhà giáo, nhà trí thức,.. Những di sản về tư tưởng đấu tranh cho tự do, dân chủ, và nhân quyền sẽ  được kế thừa, phát huy cho đến muôn đời!

Thầy Định trên giường bệnh sáng 03/04/2014

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

BAUXITE TÂY NGUYÊN: (KỲ II) NHÀ MÁY NHÂN CƠ - NHỮNG DẤU HIỆU CÁI CHẾT ĐƯỢC BÁO TRƯỚC


(Nhất Nam)- Trong kỳ trước, tôi đã tóm tắt diễn biến hình thành Dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên sau chuyến đi thực địa. Tạm bỏ qua những nội dung phản biện liên quan đến toàn bộ dự án mà trang Bauxite Việt Nam của nhóm 72 nhân sĩ trí thứcđã đăng tải rất đầy đủ. Giờ đây dự án đã cho ra đời nhà máy Tân Rai đi vào hoạt động. Nhà máy Nhân Cơ đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, thể hiện ở việc chính phủ và chủ đầu tư là Tập đoàn Than - Khoáng Việt loay hoay tìm lối thoát cho sự thua lỗ của nhà máy Tân Rai: phiên bản thử nghiệm đã ngốn sạch gói 20 tỷ USD từ Trung Quốc.

Để lâp liếm cho sự thua lỗ của Dự án, người ta đã đưa ra hàng loạt cái gọi là "giải pháp":

- Miễn thuế xuất khẩu cho TKV với lý do: là Dự án đặc biệt và lập lờ giữa sản phẩm quặng thô và kim loại thành phẩm! Trong khi đó, theo Luật khoáng sản thì mức thuế ưu đãi nhất là 5% đối với sản phẩm hoàn chỉnh và 25% đối với sản phẩm thô. Alumine của Tân Rai (và cả Nhân Cơ sau này) là quặng Nhôm sơ chế (để sử dụng phải luyện lại mới cho ra Nhôm tinh chế).

- Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế và nguồn vốn đầu tư ưu đãi đặc biệt, cho phép dự án được miễn thuế lên tới hàng chục năm, chi phí tài chính gần như bằng 0 trong thời gian chưa hoàn vốn.

- Hoạch toán chi phí điện, nước với giá ưu đãi đặc biệt...

Những chính sách trên dù được tô vẽ bằng cách ra vẻ "nâng lên đặt xuống" từ Chính phủ tới QH, nhưng thực chất phơi bày rất rõ rằng: Tất cả chỉ là để bù lỗ !

+ Về ưu đãi thuế: Số tiền thất thoát từ dự án chỉ tính riêng thời gian lỗ (theo tính toán của dự án) lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Trong khi đó những dự án thủy điện, khai thác tài nguyên khác không có.
Rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển hiệu quả thực tiễn hơn cho toàn xã hội, chi phí đầu tư rất thấp.. thì bị rút ưu đãi mà lĩnh vực ngành nghề tư vấn, giáo dục, y tế, môi trường.. là những ví dụ.

+ Miễn, giảm chi phí điện nước, xăng dầu, thuế thu nhập... cho dự án, trong khi thực tế chi phí việc sử dụng điện nước sinh hoạt, xăng dầu của người dân lại liên tục tăng. Tất cả các khoản tiền khổng lồ trên được lấy từ túi tiền eo hẹp của dân để bù vào. Tuy nhiên vấn đề bù lỗ thời gian 13 năm tới như dự kiến không đơn giản chỉ là "hỗ trợ", vì dù có hỗ trợ qua 13 năm sau thì bấy nhiêu vẫn chưa đủ(!)

Việc khai thác và xuất khẩu Alumine từ dự án này đang tiếp tục đối mặt những dấu hiệu gia tăng khoản lỗ kéo dài, từ việc đội chi phí lên trong dự án xây dựng tuyến đường vận chuyển tới nay vẫn chưa xác định rõ ràng: Đường bộ hay đường sắt hoặc cả hai đều trong trạng thái nửa vời! Giá cả Alumine thô xuất khẩu phập phù và hiện luôn đang đi xuống chứ không có dấu hiệu dừng lại. Chi phí nhân công và các mặt khác liên quan đều tăng do lạm phát chưa có giải pháp ổn định hữu hiệu.
*
Một phép tính đơn giản cũng đủ cho thấy:

- Gói 20 tỷ USD liên quan việc đối phó khủng khoảng nhỏ hơn cả các khoản thất thoát từ riêng dự án này. 

- Các khoản lỗ gia tăng cùng với nền kinh tế xuống dốc chưa chịu dừng.

Vậy tại sao đến giờ này vẫn chưa khai tử Dự án nhà máy Nhân Cơ?
*
Tất cả những vướng mắc trên sẽ là nút thắt khai tử Dự án nhà máy Nhân Cơ trong thời gian tới. Việc quyết định khai tử sớm ngày nào sẽ giúp Chính phủ sớm thoát khỏi vũng lầy của dự án này ngày ấy.

Những cái chết của những án tù dành cho những người phản đối khai thác Bauxite Tây Nguyên chưa phải là lớn nếu so với cái chết dần, chết mòn vì nợ nần chồng chất lên hơn 90 triệu dân từ những hậu quả sai lầm!

BAUXITE TÂY NGUYÊN (Kỳ I)- KHÔNG CHỈ LÀ THUA LỖ !

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Làn sóng đòi ly khai liệu có xảy ra ở Việt Nam?

(Châu Văn Thi)- Ngày 26/3/2014 báo Thanh niên online giật tít: Hàng chục ngàn người Alaska (Mỹ) muốn nhập lại vào Nga. Bài báo cho biết hơn 22.000 người ở Alaska đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi tách bang Alaska khỏi Mỹ để tái thống nhất với Nga, theo hãng tin Nga RIA Novosti ngày 25.3.

Kiến nghị trên, đăng trên website của Nhà Trắng, được lập vào ngày 21.3. Nếu kiến nghị này thu hút được 100.000 chữ ký trong vòng một tháng, chính quyền ông Obama sẽ buộc phải phản hồi kiến nghị này theo đúng quy định.

Kiến nghị có tên gọi “Alaska về lại nước Nga” này khuyến khích một cuộc ly khai, viện dẫn những chuyến đi trong lịch sử của các nhà thám hiểm Nga đến Alaska, cũng như việc người Siberia từng đặt chân đến Alaska từ cách đây hơn 10.000 năm.



Lịch sử Alaska


Bản đồ Alaska tô đỏ.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

- Nhiều dân tộc bản địa chiếm giữ Alaska trong hàng nghìn năm trước khi những người châu Âu tiếp cận khu vực này. 
-  21/8/1732, tàu St.Gabriel của người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Alaska được biết đến rộng rãi.

- Từ năm 1774 đến năm 1800, Phó vương quốc Tân Tây Ban Nha cử một vài đoàn thám hiển đến Alaska để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ đối với vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. 

- Năm 1789, một điểm định cư và pháo đài của người Tây Ban Nha được xây dựng tại Nootka Sound. Các đoàn thám hiểm này đặt tên cho các địa điểm như Valdez, Bucareli Sound, và Cordova. Sau đó, Công ty Nga-Mỹ tiến hành một chương trình thuộc địa hóa mở rộng trong giai đoạn từ đầu đến giữa thế kỷ 19.

- Sitka, được đổi tên thành New Archangel từ năm 1804 đến năm 1867, trên đảo Baranof tại quần đảo Alexander tại nơi mà nay là Đông Nam Alaska, trở thành thủ phủ của châu Mỹ thuộc Nga. Nơi này vẫn đóng vai trò là thủ phủ sau khi thuộc địa được chuyển giao cho Hoa Kỳ. Người Nga chưa từng thuộc địa hóa hoàn toàn Alaska, và thuộc địa chưa từng sinh lời rất cao. Bằng chứng về các điểm định cư của người Nga tồn tại trong các địa danh và nhà thờ còn lại trên khắp vùng Đông Nam Alaska.

- Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ William H. Seward đàm phán để mua Alaska từ người Nga vào năm 1867 với giá 7,2 triệu đô la Mỹ. Ban đầu, quân đội quản lý Alaska một cách lóng lẻo, và sau đó vùng đất này được quản lý như một quận bắt đầu từ năm 1884, thống đốc Alaska do Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm. Một chính quyền quận liên bang có trụ sở tại Sitka.

- Hầu hết thập niên đầu tiên Alaska nằm dưới chủ quyền của Hoa Kỳ, Sitka là cộng đồng duy nhất có những người định cư Mỹ. Họ tổ chức một "chính quyền thành phố lâm thời," là chính quyền đô thị đầu tiên của Alaska, song không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Pháp luật cho phép các cộng đồng tại Alaska được hợp nhất một cách hợp pháp thành thành phố từ năm 1900, và chế độ địa phương cho các thành phố hết sức hạn chế hoặc không có cho đến khi Alaska trở thành bang vào năm 1959.

Làn sóng đòi ly khai khởi phát

Trước Alaska, Crimea - lãnh thổ tự trị thuộc Ukraine đã trưng cầu dân ý vào ngày 16.3 để sát nhập vào Nga. Kết quả 95% người dân Crimea đồng ý đã là một hồi chuông báo động với các vùng lãnh thổ mang tính lịch sử trên thế giới. Ukraine dưới sự bảo trợ của Mỹ và EU đã phủ quyết việc trưng cầu dân ý này và gọi nó là "vi hiến", trong khi đó tổng thống Nga Putin đồng tình với việc sát nhập này.
Làn sóng đòi ly khai của các vùng lãnh thổ, mang nặng mùi KGB, cơ quan tình báo thuộc Nga mà trước đây ông Putin là một trung tá xuất sắc. Putin đã rất thành công khi đưa các lính không phiên hiệu chiếm giữ các vị trí trọng yếu của Crimea trước khi tiến hành cuộc "trưng cầu dân ý". 

"Theo Interfax ngày 25/3, đảng Dân chủ Tự do Nga đã gửi đề nghị tới chính quyền Ba Lan, Romania và Hungary khuyến khích các nước này đòi lại "phần lãnh thổ của mình" ở phía Tây Ukraine.

Tuyên bố cho rằng Chernivtsi của Ukraine vốn thuộc Romania, Transcarpathian có nguồn gốc là một phần của Hungary, và năm khu vực khác gồm Volyn, Lviv, Ternopil, Ivano-Frankivsk và Rivne là của Ba Lan. 

Báo cáo cho hay, các vùng đất này đã được sáp nhập vào Liên bang Xô Viết trong đêm trước chiến tranh để bảo vệ đất nước cùng các đồng minh của mình. Tuy nhiên, sau khi Ukraine tách khỏi Nga, các vùng đất này đã trở thành một phần của Ukraine". Theo GDVN

Liệu có xảy ra ở Việt Nam?

Hiện nay có rất nhiều vùng lãnh thổ của thế giới trước đây là của nước này hay nước khác, việc làn sóng đòi ly khai nổ ra khiến nhiều nước lo ngại, nhưng chỉ có ở Việt Nam là dửng dưng. Khoan nói tới việc có "bán nước" hay không, việc các báo lề đảng ở Việt Nam đưa tin theo kiểu đồng tình với người Crimea là một mối nguy hiểm tiềm tàng cho các vùng lãnh thổ có tính lịch sử của Việt Nam. Chưa kể các trang blog theo kiểu "Dư luận viên" liên tục khuyến khích việc ly khai và nói việc này có tính "chính đáng".

Việt Nam là một đất nước hợp thành từ nhiều vương quốc trong suốt chiều dài lịch sử của mình như Chiêm Thành, Chân Lạp, người Thượng ở Tây Nguyên... 
Tháng 2/2001 và ngày 10/4/2004, người Thượng ở Tây Nguyên nổi dậy đòi ly khai, đòi đuổi người Kinh ra khỏi vùng đất của họ nhưng đã bị đàn áp và dập tắt nhanh chóng. Nếu họ dựa vào cớ Crimea, Alaska đòi ly khai và họ tổ chức lấy kiến nghị một cách hợp pháp thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẽ tính sao? Chưa kể các vùng đất Tây Nguyên, Vũng Áng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương,.. đã có các khu phố Tàu, người Tàu đã lấy vợ và sinh con ở đây. Điều gì sẽ xảy ra nếu lực lượng này nổi dậy đòi ly khai?


Đảo Phú Quốc cũng là một tiềm tàng sự nguy hiểm khi mới đây đảng đối lập Campuchia đã lên tiếng đòi lại hòn đảo này và tố Việt Nam "ăn cướp".



Có người còn lạc quan tếu trên facebook rằng: "Nên có một cuộc bỏ phiếu bằng chân, trả lại miền Nam Việt Nam cho chế độ Tự Do Dân Chủ Cộng Hòa, không cộng sản. Để thế giới có thêm một Nam Bắc Hàn thứ hai. Nếu có cuộc bỏ phiếu này chắc chắn người dân miền Bắc sẽ làm một cuộc di tản vĩ đại. Những người nào yêu cộng sản thì về Bắc. Những người nào yêu Tự Do thì vào Nam vậy."

Nước Việt Nam chia làm đôi từ vĩ tuyến 17, năm 1954 sau hiệp định Genève, tại Thụy Sỹ. Năm 1974, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Năm 1975, đất nước thống nhất nhưng nhân dân đã trả một cái giá quá đắt là hàng triệu người của cả hai bên phải "nằm xuống", hàng triệu đồng bào phải bỏ mạng ngoài khơi những năm sau đó... Năm 1979, Trung Quốc đánh các tỉnh biên giới phía Bắc. Năm 1988, Trung Quốc chiếm một số đảo thuộc Trường Sa. Liệt kê trên cho ta thấy âm mưu bành trướng của Bắc Kinh là to lớn và sẽ không bao giờ từ bỏ, vì vậy chúng ta phải tích cực đấu tranh với những luận điệu ủng hộ cuộc tiến công quân sự vào Crimea của Nga, hay sau này là "trưng cầu dân ý" sát nhập vào Nga, hay đòi ly khai của Alaska. Luận điệu này cần phải được bác bỏ và khẳng định đó là những lời của những kẻ "bán nước" cho Trung quốc. Trước sự việc xảy ra ở Crimea, Trung quốc chọn cho mình một thái độ khôn ngoan đó là im lặng, thế thì hà cớ gì đội ngũ Dư luận viên lại ủng hộ? Rồi đây người đời sẽ nguyền rủa những tên này khi tiếp tục một phần lãnh thổ nào đó của Việt Nam rơi vào tay "người láng giềng tốt". Hãy chờ xem!

"Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta"


(Châu Văn Thi)- Tin mừng (Mc 9,40)

Lời Chúa lại dạy người đời đừng có đầu óc bè phái cục bộ, chỉ biết đến nhóm mình, phe mình và loại trừ những người không thuộc phe nhóm của mình. Ðoàn kết trong nội bộ là tốt, nhưng kỳ thị và loại trừ những người khác thì là xấu.

Khi ấy có một số người không thuộc nhóm 12 tông đồ. Họ thấy Ðức Giêsu làm nhiều phép lạ, rồi họ thấy các tông đồ tuy không phải là Chúa nhưng nhờ danh Chúa mà cũng làm phép lạ được. Thế là họ cũng nhân danh Ðức Giêsu và họ cũng làm được một số phép lạ. Thấy vậy, tông đồ Gioan bực tức, đã ngăn cấm họ và báo cáo lại cho Ðức Giêsu biết. Gioan tưởng cấm như vậy là đúng, bởi vì những người đó không phải là tông đồ Chúa cho nên họ không có quyền nhân danh Chúa mà làm phép lạ. Nhưng Ðức Giêsu bảo đừng ngăn cấm họ. Chúa nói "Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta".

*

Cũng vậy, khi nhà hoạt động vì quyền con người Bùi Thị Minh Hằng tham gia đấu tranh, một số vị cho rằng cần phải loại cô Hằng ra khỏi hàng ngũ đấu tranh vì cách mà cô làm không hợp. Giá như họ biết được cô Hằng nhiều lúc âm thầm đi phát những cuốn cẩm nang nhân quyền cho người dân và là điểm tựa "không nhỏ" cho những người dân oan. Cô Hằng hoạt động không mệt mỏi từ Nam ra Bắc, lúc thấy cô tham gia phiên tòa Lê Quốc Quân tại Hà Nội, lúc lại thấy cô xuống chùa Quang Minh Tự ở tận miệt An Giang ăn cơm cùng các tín đồ PGHH... Blog danoanbuihang.blogspot.com cũng là một địa chỉ không thể thiếu cho những dân oan mất đất, mất nhà. Cô Hằng không làm hại phương hại tới những người được cho là có học thức, cũng không chống lại những giá trị phổ quát về nhân quyền, vậy tại sao các vị lại muốn đào thải cô Hằng?!

*

Cũng thế, khi nhà hoạt động vì quyền con người Bùi Thị Minh Hằng bị "sa lưới" ở Lấp Vò, Đồng Tháp thì bạn bè của cô liên tục lên tiếng, thúc ép nhà cầm quyền phải thả cô vì đây là hành động bắt người trái pháp luật. Nhà cầm quyền chỉ tung được một đoạn video clip vô thưởng vô phạt, cùng những bài viết bôi nhọ danh tính cá nhân, bới móc đời tư... Đúng lúc này lại có ý kiến cho rằng ai không lên tiếng cho cô Hằng thì nên loại những người này ra hàng ngũ đấu tranh. Thiết nghĩ việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, chủ quyền biển đảo... là việc làm tự nguyện, không ai lôi kéo, không ai bắt buộc bạn phải tham gia. Mỗi người mỗi việc, điều cần thiết là làm sao cho nhà cầm quyền phải công nhận những giá trị phổ quát về nhân quyền mà nhân dân đáng được hưởng, từ đó tiến tới việc thực hiện tiến trình dân chủ hóa đất nước. Đất nước có thể có dân chủ nhưng còn có vi phạm nhân quyền, đất nước tôn trọng nhân quyền thì ắt phải có dân chủ! Điều cốt lõi ở đây là chúng ta đều có một mục tiêu chung, thì bạn đi con đường nào cũng đều là tốt, nhưng nhất thiết đừng xâm hại lẫn nhau!